Chân dung đại gia rải tiền khắp đường phố

(Kiến Thức) - Đây là một doanh nhân bất động sản (khoảng 35 – 45 tuổi), nằm trong số 1% người giàu ở Mỹ.

Cơn sốt mới nhất quét qua San Francisco là lần theo những đầu mối trên Twitter @Hiddencash, mọi người đều tìm thấy tiền mặt giấu quanh thành phố. Mặc dù Twitter chỉ mới được tạo ra vài ngày nhưng đã có khoảng hơn 150.000 người theo dõi. Các thông tin được đăng tải liên quan đến những chiếc phong bì với 100 đô la được một nhà tài trợ vô danh đã giấu tại các điểm như Dolores Park và City Hall (San Francisco). Cho đến nay, khoảng 50 phong bì tổng cộng 5.000 USD đã được tìm thấy. 

Một người phụ nữ may mắn khi lần theo các manh mối trên trang HiddenCash và tìm thấy 100 USD tại bãi để xe.
Một người phụ nữ may mắn khi lần theo các manh mối trên trang HiddenCash và tìm thấy 100 USD tại bãi để xe. 

Nhà tài trợ đằng sau hoạt động này muốn giữ kín danh tính, tuy nhiên nhiều thông tin đã khẳng định đây là một doanh nhân bất động sản (khoảng 35 – 45 tuổi), nằm trong số 1% người giàu ở Mỹ. Người này đã từng chia sẻ trên HiddenCash: “Tôi đã kiếm được hàng triệu USD, nhiều hơn mức tôi có thể tưởng tượng, trong khi những người bạn xung quanh thậm chí không có tiền mua một căn nhà nhỏ ở Bay Area. Điều này khiến tôi suy nghĩ, vì thế tôi quyết định mang một phần số tiền mình kiếm được để làm từ thiện, đó là niềm vui và cũng là cách làm sáng tạo". 

Đại gia rải tiền ở bất kỳ đâu, dưới lá cây, hộp cất khóa....
Đại gia rải tiền ở bất kỳ đâu, dưới lá cây, hộp cất khóa.... 

Một số nhà phê bình đã đặt câu hỏi về động cơ của những món quà giá trị và bất ngờ này. Đáp lại trên trang Twitter HiddenCash, nhà tài trợ trả lời: " Chỉ muốn đem lại niềm vui và hi vọng mọi người sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động này".

Hàng loạt phản hồi đã được gửi về HiddenCash, với hình ảnh những người may mắn tìm thấy tiền ở dưới ghế, bên trong hộp điện thoại, trước cửa nhà. Tokatz, 33 tuổi tìm thấy 100 USD sau khi nghe tin về cuộc truy lùng số tiền này tại quán bar, chia sẻ: "Tôi đã kiểm tra Twitter và tìm ra đầu mối, phần lớn số tiền tìm được tôi đã mua món pho mát yêu thích và đồ uống của mình bạn bè - điều này thực sự thú vị là mới mẻ."
Theo vị đại gia bí ẩn thì hoạt động này được hứa hẹn sẽ tiếp tục vào tuần tới tại New York và Los Angeles.

Cung điện vàng có một không hai của đại gia Hải Phòng

(Kiến Thức) - Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng cho toàn bộ nội ngoại thất.

Cung điện được coi là nhà mẫu kiến trúc sứ của Công ty Haidoco - công ty do ông Bùi Xuân Hải (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) làm Chủ tịch. Công trình hiện đang trưng bày tại trụ sở công ty, đã có nhiều đơn vị hỏi mua và thuê tuy nhiên Haidoco chưa chính thức bán lại cho đơn vị nào.
 Cung điện được coi là nhà mẫu kiến trúc sứ của Công ty Haidoco - công ty do ông Bùi Xuân Hải (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) làm Chủ tịch. Công trình hiện đang trưng bày tại trụ sở công ty, đã có nhiều đơn vị hỏi mua và thuê tuy nhiên Haidoco chưa chính thức bán lại cho đơn vị nào. 
Cung điện lấy cảm hứng thiết kế từ Cung điện Tajmahal của Ấn Độ. Toàn bộ hoa văn của cung điện được thiết kế và tạo hình theo phong cách hoa văn đương đại và cổ điển của lối kiến trúc Hồi giáo, kết hợp với vàng tạo nên vẻ đẹp quyền quý. Mục đích của việc xây dựng cung điện này là hiện thực hóa một công trình xa hoa và tầm cỡ như trong trí tưởng tượng.
Cung điện lấy cảm hứng thiết kế từ Cung điện Tajmahal của Ấn Độ. Toàn bộ hoa văn của cung điện được thiết kế và tạo hình theo phong cách hoa văn đương đại và cổ điển của lối kiến trúc Hồi giáo, kết hợp với vàng tạo nên vẻ đẹp quyền quý. Mục đích của việc xây dựng cung điện này là hiện thực hóa một công trình xa hoa và tầm cỡ như trong trí tưởng tượng.  
Cung điện được xây dựng vào tháng 5/2013 và mất 5 tháng để hoàn thiện, bao gồm các công đoạn từ thiết kế, điêu khắc, sản xuất sứ... tới thi công và lắp đặt. Các bộ phận phụ trách các công đoạn phải liên tục làm việc để đảm bảo tiến độ của công trình.
 Cung điện được xây dựng vào tháng 5/2013 và mất 5 tháng để hoàn thiện, bao gồm các công đoạn từ thiết kế, điêu khắc, sản xuất sứ... tới thi công và lắp đặt. Các bộ phận phụ trách các công đoạn phải liên tục làm việc để đảm bảo tiến độ của công trình. 
Trong khi bộ phận thiết kế thiết kế hoa văn thì bộ phận xây dựng sẽ dựng khung sườn cung điện (bằng sắt) và bộ phận sản xuất sứ cũng bắt tay vào làm việc.
 Trong khi bộ phận thiết kế thiết kế hoa văn thì bộ phận xây dựng sẽ dựng khung sườn cung điện (bằng sắt) và bộ phận sản xuất sứ cũng bắt tay vào làm việc. 
Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại thất của công trình. Ảnh: Cận cảnh những hoa văn cùng đá hoa sử dụng trong công trình.
 Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại thất của công trình. Ảnh: Cận cảnh những hoa văn cùng đá hoa sử dụng trong công trình. 
Tuy diện tích của cung điện là 24 m2, tương đương một phòng khách nhưng diện tích sứ điêu khắc và vẽ vàng có thể lên tới 300 m2.
Tuy diện tích của cung điện là 24 m2, tương đương một phòng khách nhưng diện tích sứ điêu khắc và vẽ vàng có thể lên tới 300 m2. 
Cung điện có hệ thống chóp rời (5 chóp) cùng 4 cột trụ sứ vàng đi kèm. Toàn bộ bề mặt nhìn thấy của công trình đều được gắn sứ vẽ vàng. Riêng gạch lát sàn cũng có tới hơn 100 mẫu hoa văn các loại.
 Cung điện có hệ thống chóp rời (5 chóp) cùng 4 cột trụ sứ vàng đi kèm. Toàn bộ bề mặt nhìn thấy của công trình đều được gắn sứ vẽ vàng. Riêng gạch lát sàn cũng có tới hơn 100 mẫu hoa văn các loại. 
Điểm đặc biệt của cung điện là có thể tháo ghép rời thành hơn 300 mảnh khác nhau trong 3 ngày là lắp lại hoàn thiện trong 5 ngày. Chính vì vậy nó có thể di chuyển dễ dàng đi nơi khác sau đó vẫn toàn vẹn như một ngôi nhà mới. Cung điện cũng từng được đưa đến trưng bày và rất hút khách tại Hội chợ Vietbuild Hà Nội năm 2013.
Điểm đặc biệt của cung điện là có thể tháo ghép rời thành hơn 300 mảnh khác nhau trong 3 ngày là lắp lại hoàn thiện trong 5 ngày. Chính vì vậy nó có thể di chuyển dễ dàng đi nơi khác sau đó vẫn toàn vẹn như một ngôi nhà mới. Cung điện cũng từng được đưa đến trưng bày và rất hút khách tại Hội chợ Vietbuild Hà Nội năm 2013. 
Cung điện ước tính có giá trị trên 20 tỷ đồng và nặng trên 30 tấn. Theo nhẩm tính của Haidoco, nếu một công trình tương tự làm hoàn toàn bằng vàng khối thì sẽ có giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng, tương đương với xây dựng một chiếc cầu vượt sông lớn.
 Cung điện ước tính có giá trị trên 20 tỷ đồng và nặng trên 30 tấn. Theo nhẩm tính của Haidoco, nếu một công trình tương tự làm hoàn toàn bằng vàng khối thì sẽ có giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng, tương đương với xây dựng một chiếc cầu vượt sông lớn. 
Hiện nay cung điện là nơi thu hút rất nhiều các cặp đôi đến chụp ảnh cưới và cũng từng được nhiều đại gia khác, các lãnh đạo ban ngành tới chiêm ngưỡng. Người dân địa phương cũng rất thích thú với công trình này. Ảnh: Chủ nhân của cung điện vàng (áo trắng).
 Hiện nay cung điện là nơi thu hút rất nhiều các cặp đôi đến chụp ảnh cưới và cũng từng được nhiều đại gia khác, các lãnh đạo ban ngành tới chiêm ngưỡng. Người dân địa phương cũng rất thích thú với công trình này. Ảnh: Chủ nhân của cung điện vàng (áo trắng).

Đột nhập lò vẽ vàng trên sứ của “Hải đồ cổ“

(Kiến Thức) - Rộng hơn 21.000 m2 với 500 công nhân, xưởng sản xuất sứ cao cấp của đại gia Hải đồ cổ cho ra hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày.

Xưởng sản xuất sứ cao cấp của "ông trùm" đồ cổ Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) - Chủ tịch Công ty Haidoco - được đặt ở đường Mạt Quyết, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng. Mảnh đất đặt xưởng được Hải đồ cổ mua từ năm 1989, "chứ bây giờ làm gì có tiền mà mua đất rộng như vậy", ông Hải cho biết.
Xưởng sản xuất sứ cao cấp của "ông trùm" đồ cổ Bùi Xuân Hải (Hải đồ cổ) - Chủ tịch Công ty Haidoco - được đặt ở đường Mạt Quyết, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng. Mảnh đất đặt xưởng được Hải đồ cổ mua từ năm 1989, "chứ bây giờ làm gì có tiền mà mua đất rộng như vậy", ông Hải cho biết.  
Quả thật, xưởng của Hải đồ cổ gây choáng ngợp bởi sự rộng lớn với quy mô 21.500 m2, có vị trí đắc địa khi nằm giữa khu biệt thự đại gia Anh Dũng. Theo ông Hải, xưởng tuy rộng nhưng kiến trúc rất đơn giản như bao nhà xưởng khác và được xây dựng cách đây khá lâu.
Quả thật, xưởng của Hải đồ cổ gây choáng ngợp bởi sự rộng lớn với quy mô 21.500 m2, có vị trí đắc địa khi nằm giữa khu biệt thự đại gia Anh Dũng. Theo ông Hải, xưởng tuy rộng nhưng kiến trúc rất đơn giản như bao nhà xưởng khác và được xây dựng cách đây khá lâu. 
Xưởng được chia thành nhiều khu với những chức năng riêng biệt, trong đó có: bộ phận thiết kế, bộ phận đổ khuôn, bộ phận ép lăn, bộ phận tạo hình, bộ phận vẽ vàng lên sản phẩm, lò nung... Trong ảnh là phòng thiết kế của Công ty Haidoco được đặt tại xưởng.
Xưởng được chia thành nhiều khu với những chức năng riêng biệt, trong đó có: bộ phận thiết kế, bộ phận đổ khuôn, bộ phận ép lăn, bộ phận tạo hình, bộ phận vẽ vàng lên sản phẩm, lò nung... Trong ảnh là phòng thiết kế của Công ty Haidoco được đặt tại xưởng.
Chủ tịch của Công ty Haidoco cho biết, sau khi tạo cốt, các nghệ nhân sẽ lên khuôn cho sản phẩm. Sau đó, các nghệ nhân sẽ tạo sản phẩm bằng đất hoặc cao lanh để nhúng men. Trong ảnh là một nghệ nhân đang tạo hình cho sản phẩm.
Chủ tịch của Công ty Haidoco cho biết, sau khi tạo cốt, các nghệ nhân sẽ lên khuôn cho sản phẩm. Sau đó, các nghệ nhân sẽ tạo sản phẩm bằng đất hoặc cao lanh để nhúng men. Trong ảnh là một nghệ nhân đang tạo hình cho sản phẩm.
Sau khi nung ở nhiệt độ hơn 800 độ C, sản phẩm được vẽ vàng lên và nung một lần nữa để vàng bám chặt vào sứ và cho độ bền cao nhất. Trong ảnh là nghệ nhân đang thực hiện công đoạn vẽ vàng cho sản phẩm.
Sau khi nung ở nhiệt độ hơn 800 độ C, sản phẩm được vẽ vàng lên và nung một lần nữa để vàng bám chặt vào sứ và cho độ bền cao nhất. Trong ảnh là nghệ nhân đang thực hiện công đoạn vẽ vàng cho sản phẩm.  
Nói về thời kỳ đỉnh cao khi xưởng có tới 4.000 người, Hải đồ cổ không khỏi tự hào. Hiện nay, tuy xưởng chỉ có 500 người nhưng khối lượng sản phẩm tạo ra một ngày cũng lên tới con số hàng nghìn. Trong ảnh là sản phẩm chuẩn bị được đưa vào lò nung.
Nói về thời kỳ đỉnh cao khi xưởng có tới 4.000 người, Hải đồ cổ không khỏi tự hào. Hiện nay, tuy xưởng chỉ có 500 người nhưng khối lượng sản phẩm tạo ra một ngày cũng lên tới con số hàng nghìn. Trong ảnh là sản phẩm chuẩn bị được đưa vào lò nung.  
Hải đồ cổ từng nói rằng qua công nghệ vẽ vàng lên sứ, ông muốn lấy tiền của người giàu đem về dạy nghề miễn phí cho người nghèo. Chẳng thế mà, người ta có thể bắt gặp trong xưởng của ông những hoàn cảnh đặc biệt như: người câm điếc, người tàn tật, người nhiễm HIV, gia đình đói nghèo, bộ đội hết nghĩa vụ...
 Hải đồ cổ từng nói rằng qua công nghệ vẽ vàng lên sứ, ông muốn lấy tiền của người giàu đem về dạy nghề miễn phí cho người nghèo. Chẳng thế mà, người ta có thể bắt gặp trong xưởng của ông những hoàn cảnh đặc biệt như: người câm điếc, người tàn tật, người nhiễm HIV, gia đình đói nghèo, bộ đội hết nghĩa vụ... 
Theo Hải đồ cổ, đối với những sản phẩm nhỏ, một ngày xưởng cho ra lò hàng nghìn sản phẩm, còn đối với những sản phẩm vừa thì con số đó là hàng trăm. Những sản phẩm lớn chỉ khoảng mấy chục, còn đối với những sản phẩm thuộc hàng "khủng" thì nghệ nhân phải mất hàng tháng trời mới cho ra một vài sản phẩm.
Theo Hải đồ cổ, đối với những sản phẩm nhỏ, một ngày xưởng cho ra lò hàng nghìn sản phẩm, còn đối với những sản phẩm vừa thì con số đó là hàng trăm. Những sản phẩm lớn chỉ khoảng mấy chục, còn đối với những sản phẩm thuộc hàng "khủng" thì nghệ nhân phải mất hàng tháng trời mới cho ra một vài sản phẩm.  
Không chỉ choáng ngợp về số lượng sản phẩm, xưởng sản xuất sứ của ông Hải còn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các vật dụng hàng ngày như: cốc, chén, đĩa, đũa, gạt tàn... đến các vật trưng bày như: bình, lọ... Các sản phẩm phong thủy và tượng Phật cũng chiếm số lượng lớn.
Không chỉ choáng ngợp về số lượng sản phẩm, xưởng sản xuất sứ của ông Hải còn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các vật dụng hàng ngày như: cốc, chén, đĩa, đũa, gạt tàn... đến các vật trưng bày như: bình, lọ... Các sản phẩm phong thủy và tượng Phật cũng chiếm số lượng lớn. 
Có những chiếc bình, chiếc lọ lớn được sản xuất tại xưởng có giá hơn 1 tỷ đồng/cặp hoặc vài trăm triệu đồng/cặp. Trong ảnh là cặp lọ 2 tai chạm nổi với phong cảnh Hà Nội rất phong cách.
 Có những chiếc bình, chiếc lọ lớn được sản xuất tại xưởng có giá hơn 1 tỷ đồng/cặp hoặc vài trăm triệu đồng/cặp. Trong ảnh là cặp lọ 2 tai chạm nổi với phong cảnh Hà Nội rất phong cách.  
Những sản phẩm vàng phủ lên sứ của Hải đồ cổ chủ yếu phân phối cho thị trường cho nước mà cụ thể là phân khúc thị trường cao cấp dành cho người nhiều tiền.
Những sản phẩm vàng phủ lên sứ của Hải đồ cổ chủ yếu phân phối cho thị trường cho nước mà cụ thể là phân khúc thị trường cao cấp dành cho người nhiều tiền.  
Tuy nhiên, trong tương lai không xa, ông Hải đang hướng đến đưa công nghệ mỹ thuật cao của mình vào đồ trang sức tinh xảo để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, trong tương lai không xa, ông Hải đang hướng đến đưa công nghệ mỹ thuật cao của mình vào đồ trang sức tinh xảo để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.  
Ngoài xưởng sản xuất sứ rộng lớn, Hải đồ cổ còn có 5 showroom trưng bày sản phẩm tại Hải Phòng, Hà Nội và TP HCM với diện tích khoảng 40 - 120 m2. Trong quý 3 năm nay, ông Hải dự định mở thêm 2 showroom nữa tại một tại Sài Gòn và một tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).
Ngoài xưởng sản xuất sứ rộng lớn, Hải đồ cổ còn có 5 showroom trưng bày sản phẩm tại Hải Phòng, Hà Nội và TP HCM với diện tích khoảng 40 - 120 m2. Trong quý 3 năm nay, ông Hải dự định mở thêm 2 showroom nữa tại một tại Sài Gòn và một tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).  
Được biết, cả 4 người con của ông Hải đều tham gia vào nghiệp kinh doanh của bố và gia đình cũng luôn ủng hộ, sát cánh cùng ông trong sự nghiệp.
Được biết, cả 4 người con của ông Hải đều tham gia vào nghiệp kinh doanh của bố và gia đình cũng luôn ủng hộ, sát cánh cùng ông trong sự nghiệp.