Cha em bé Syria chết đuối bị tố là kẻ buôn người

(Kiến Thức) - Những người sống sót trong vụ lật thuyền chở dân tị nạn vượt biển Aegean tố rằng, cha em bé Syria chết đuối, anh Abdullah Kurdi, là kẻ buôn người.

Những người Iraq tị nạn may mắn sống sót trong vụ tai nạn lật thuyền hồi tuần trước hôm 11/9 đã tố với hãng Reuters và một số báo chí Australia rằng, cha em bé Syria chết đuối là anh Abdullah Kurdi phải là người chịu trách nhiệm cho chuyến hành trình vượt biển mạo hiểm đó. Họ còn bảo rằng, anh Kurdi sau đó còn tới năn nỉ họ đừng tiết lộ vai trò của anh ta trong tai nạn đó.
Cha em be Syria chet duoi bi to la ke buon nguoi
Cha bé trai Syria chết đuối trên biển gạt nước mắt sau khi tới nhận diện thi thể con mình.
“Câu chuyện mà Abdullah Kurdi (cha bé trai Syria chết đuối trên biển tên là Aylan ) kể là không đúng sự thật. Tôi không biết tại sao anh ta lại nói dối như vậy. Chắc có lẽ, anh ta sợ. Anh ta là người đã chèo con thuyền đó từ đầu cho tới khi nó bị chìm”, bà mẹ Ahmed Hadi Jawwad, người cũng mất cô con gái 11 tuổi cùng con trai 9 tuổi trong chuyến vượt biển định mệnh đó, nói.
Sau khi một bức ảnh gây sốc chụp cảnh thi thể một bé trai Syria ba tuổi bị sóng đánh vào bờ xuất hiện trên mạng, anh Kurdi đã kể câu chuyện thương tâm về gia đình mình cho truyền thông. Anh bảo rằng, anh từ Istanbul về thị trấn Kobani (Syria) để đón vợ cùng hai con trai tới châu Âu để chạy trốn phiến quân IS. Trong lúc người thuyền trưởng trốn khỏi con thuyền đang chìm giữa lúc nguy kịch, nhưng anh vẫn cố gắng giữ bánh lái để chèo thuyền tới đảo Kos (Hy Lạp).
“Chúng tôi đã cố gắng giữ vững ổn định cho con thuyền, nhưng nó xì hơi nhanh chóng. Mọi người la hét ầm ĩ. Tôi không thể nghe thấy giọng của các con và vợ mình”, anh Kurdi kể với hãng thông tấn Dogan.
Mở đầu, người phụ nữ đầu tiên lên tiếng tố cáo người cha bé trai Syria chết đuối là “kẻ buôn người” chính là chị Zainab Abbas, một công dân tị nạn Iraq và là mẹ của bé gái 12 tuổi cùng một bé trai 8 tuổi cũng thiệt mạng trong tấn thảm kịch lật thuyền này. Trong cuộc phỏng vấn với Kênh 10 của Australia, chị bảo rằng, anh ấy (tức Kurdi) đã tới đề nghị chị đừng kể điều gì bất lợi vè anh ta với báo giới.
Cha em be Syria chet duoi bi to la ke buon nguoi-Hinh-2
Hình ảnh bé trai Aylan bị sóng đánh dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động toàn cầu.
“Đúng, chính Abdullah Kurdi đã chèo con thuyền đó. Mất con mình cũng thì cuộc sống của tôi cũng không còn ý nghĩa nữa. Sao anh ta lại nói dối với truyền thông như thế chứ?”, chị kể và nói thêm rằng, chị phải bán hết mọi tài sản của gia đình để đưa 10.000 USD cho Kurdi để tham gia chuyến vượt biển đó. Theo chị, con thuyền chật ních người đó không có đủ ao phao cho mọi người.
Một người Iraq tị nạn khác là anh Amir Haider (22 tuổi) cũng xác nhận câu chuyện trên với Reuters. Ban đầu, anh Haider còn nghĩ rằng, Kurdi là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, cha em bé Syria bị chết đuối đã bác bỏ những cáo buộc trên trong cuộc trò chuyện với MailOnline với lời giải thích rằng: “Nếu tôi buôn người vậy thì tại sao tôi lại đưa người nhà mình lên con thuyền cùng với người khác? Tôi đã trả cùng số tiền như vậy cho những người buôn người mà”.

Rớt nước mắt với tranh tưởng niệm bé trai Syria chết đuối

Nghệ sĩ khắp thế giới đã cùng nhau vẽ những bức tranh tưởng niệm bé trai Syria 3 tuổi khiến nhiều người xem vô cùng xúc động.

Rot nuoc mat voi tranh tuong niem be trai Syria chet duoi
 Bé trai Syria 3 tuổi Aylan Kurdi và anh trai 5 tuổi Galip, được tìm thấy bị chết đuối và trôi giạt, nằm úp sấp trên bờ biển hòn đảo Kos (Hy Lạp) gây chấn động thế giới. Nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới khi nhìn thấy bức ảnh đau lòng trên đã vẽ những bức hình tưởng niệm cậu bé Aylan khiến người xem phải tuôn trào nước mắt. Trong hình là hình ảnh các thiên thần đang dang tay đón cậu bé về thiên đàng, nơi không có chiến tranh, sợ hãi.

Người tị nạn vừa tới Đức hiện sống ra sao?

(Kiến Thức) - Hàng trăm người tị nạn vừa tới Đức đang hưởng những giây phút bình yên sau chặng hành trình đầy gian nan và nguy hiểm.

Nguoi ti nan vua toi Duc hien song ra sao?
 Các em nhỏ tung tăng chơi đá bóng bên ngoài ở khu đất tổ chức hội chợ ở Munich, Đức được trưng dụng làm nơi nghỉ ngơi của hàng nghìn người tị nạn. Có thể nói rằng, cuộc sống của người tị nạn vừa tới Đức tận hưởng những giây phút bình yên mà họ hằng mong ước bấy lâu.

Đột nhập ''Học viện mỹ nhân'' nổi tiếng ở Trung Quốc

Trường điện ảnh Bắc Kinh được mệnh danh ''Học viện mỹ nhân'' với những sinh viên tài năng, xinh đẹp.

Dot nhap Hoc vien my nhan noi tieng o Trung Quoc
Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (BFA) là đại học công lập ở Trung Quốc được thành lập năm 1950. Trường được đánh giá là một trong những đại học lớn và danh tiếng nhất châu Á với nhiều cựu sinh viên thành danh ở tầm quốc tế. Với việc đề cao yếu tố ngoại hình trong quá trình tuyển sinh, trường còn được biết đến với tên gọi "Học viện mỹ nhân'', nơi quy tụ những trai xinh gái đẹp. 

Dot nhap Hoc vien my nhan noi tieng o Trung Quoc-Hinh-2
 Triệu Vy và Từ Tịnh Lôi, hai diễn viên được xếp vào danh sách "Tứ đại hoa đán" của Trung Quốc, đều tốt nghiệp đại học ngành Diễn xuất và cao học ngành Đạo diễn (khóa 2006) từ BFA. Trường Học viện Điện ảnh Bắc Kinh cũng là nôi đào tạo nhiều nghệ sĩ hàng đầu Trung Quốc như bộ ba đạo diễn nổi tiếng Điền Tráng Tráng, Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, các diễn viên kỳ cựu Trương Thiết Lâm, Đường Quốc Cường hay những gương mặt nổi bật hiện nay như Dương Mịch, Lưu Diệc Phi. Ảnh: Sina

Dot nhap Hoc vien my nhan noi tieng o Trung Quoc-Hinh-3
 Cán bộ giảng viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh chụp ảnh lưu niệm cùng ông Alan Phillips, Chủ tịch Viện Nghệ thuật Vancouvers. Bên cạnh đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, ''Học viện mỹ nhân'' lớn nhất châu Á thường xuyên mời các giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng như đạo diễn James Cameron cùng những tên tuổi lớn khác trong ngành công nghiệp điện ảnh. Ảnh: Vanarts.

Dot nhap Hoc vien my nhan noi tieng o Trung Quoc-Hinh-4
 Sinh viên tham quan phim trường trong chương trình hoạt động hè do Học viện tổ chức. Do tính chất đặc thù của ngành điện ảnh, sinh viên phải tiếp xúc thường xuyên với quá trình quay và sản xuất các bộ phim, quan sát cách làm việc của ekip làm phim và học hỏi kinh nghiệm diễn xuất từ các diễn viên khác. 

Dot nhap Hoc vien my nhan noi tieng o Trung Quoc-Hinh-5
Các thí sinh chờ đợi để đăng ký thi tuyển vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Nhằm thực hiện ước mơ trở thành ngôi sao điện ảnh, hàng nghìn người không ngại xếp hàng trong thời tiết lạnh giá để tìm kiếm cơ hội bước chân vào ngôi trường danh tiếng này. Ảnh: Xinhua. 
Phụ huynh chỉnh sửa trang phục cho con gái trước khi cô bắt đầu phần thi năng khiếu trong kỳ thi tuyển sinh. Để trúng tuyển vào trường, các thí sinh không những phải thật sự tài năng mà còn phải có ngoại hình đẹp và biết cách ăn mặc. Ảnh: Caixin
 Phụ huynh chỉnh sửa trang phục cho con gái trước khi cô bắt đầu phần thi năng khiếu trong kỳ thi tuyển sinh. Để trúng tuyển vào trường, các thí sinh không những phải thật sự tài năng mà còn phải có ngoại hình đẹp và biết cách ăn mặc. Ảnh: Caixin