"Cha đẻ" vũ khí hạt nhân tên lửa Triều Tiên qua đời

Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, cố Giáo sư Ju Kyu-chang được xem là "cha đẻ" của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa của Bình Nhưỡng và giúp duy trì chương trình này trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Ngày 4.9, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin, "nhà nghiên cứu và giáo sư" Ju Kyu-chang qua đời hôm 3.9 vì pancytopenia - bệnh giảm toàn thể huyết cầu.
Trong cáo phó, ông Ju được mô tả là "nhà cách mạng lão thành, người đã có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp tăng cường khả năng phòng thủ của Triều Tiên".
Ông Ju Kyu-chang là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên, phụ trách phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và Cố Giáo sư Ju Kyu-chang (bên phải) trong một bức ảnh chung. Ảnh: KCNA.
Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il và Cố Giáo sư Ju Kyu-chang (bên phải) trong một bức ảnh chung. Ảnh: KCNA.
Ông Ju là một trong số cá nhân Triều Tiên bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt năm 2013 vì vai trò trong chương trình hạt nhân. Ông là người giám sát vụ phóng thử tên lửa tầm xa Unha-2 năm 2009 cùng cố lãnh đạo Kim Jong-il - theo Yonhap.
Ông Ju cũng là người theo sát quá trình phát triển tên lửa tầm xa Unha-3 được phóng năm 2012. Năm 2015, ông Ju Kyu-chang chính thức nghỉ hưu.
Triều Tiên từng ưu tiên phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa và đạt được những thành tựu đáng kể. Triều Tiên thực hiện thành công vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006, và lần lượt tiến hành 5 vụ thử khác.
Năm 2017, Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân, sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới Mỹ.
Sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều hồi tháng 6.2018 giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Bình Nhưỡng cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Tổng thống Trump cảnh báo "thảm họa" nếu Syria tấn công Idlib

Tổng thống Trump ngày 3/9 cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh không nên "liều lĩnh tấn công" tỉnh Idlib, đồng thời bày tỏ lo ngại đây có thể là một "thảm họa nhân đạo" khi hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng.
 

Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump viết: "Người Nga và Iran sẽ gây ra một lỗi nghiêm trọng về nhân đạo nếu tham gia thảm họa nhân đạo tiềm ẩn này. Hàng trăm nghìn người có thể sẽ thiệt mạng. Đừng để điều đó xảy ra".

Mỹ Trung lại căng thẳng về vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện hơn nữa sự chân thành và mềm dẻo, thay vì không kiên định và đổ lỗi cho người khác, sau khi Washington hoãn cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà 2 bên vẫn đang tiếp tục ăn miếng, trả miếng trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua thì nay hai nước tiếp tục bất đồng trong vấn đề Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua đã bày tỏ ngại với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi quy trách nhiệm cho nước này khi quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ - Triều Tiên không đạt được tiến bộ.

Điều ít biết về Ngày Lao động của nước Mỹ

(Kiến Thức) - Ngày Lao động Mỹ rơi vào Thứ Hai tuần đầu tiên của tháng 9 nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của người lao động cho xứ sở cờ hoa. Vào dịp này, mọi người thường nghỉ làm để đi du lịch, mua sắm hay tổ chức tiệc tùng...

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My
 Peter McGuire, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao Động Mỹ, được cho là “cha đẻ” của Ngày Lao động Mỹ, bởi ông là người đưa ra ý tưởng đầu tiên về ngày này vào mùa xuân năm 1882. Ảnh: Wikipedia.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-2
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, nhiều tổ chức công đoàn và phong trào lao động như đình công, biểu tình đòi tăng tương, giảm giờ làm và chống bóc lột,...tăng lên. Lúc đó, các nhà hoạt động nghiệp đoàn đề xuất một ngày dành riêng cho người lao động. Ảnh: BI. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-3
 Cuộc diễu hành Ngày Lao động đầu tiên diễn ra tại vùng Union Square, thành phố New York, vào ngày 5/9/1882. Ảnh: Wikipedia.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-4
Năm 1887, Oregon là tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ lấy ngày này là một ngày nghỉ lễ quốc gia. Ảnh: DOL.gov. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-5
Năm 1894, 34 bang của nước Mỹ công nhận ngày này, khiến Tổng thống Mỹ khi đó là ông Grover Cleveland phải ký thành luật công nhận ngày lễ Lao động Mỹ là kỳ nghỉ liên bang chính thức. Ảnh: Getty. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-6
 Theo đó, ngày lễ Lao động của nước Mỹ hay còn được gọi là “ngày kết thúc mùa hè” sẽ rơi vào ngày thứ Hai tuần đầu tiên của tháng 9. Năm 2018, ngày Lao động Mỹ rơi vào 3/9. Ảnh: Getty.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-7
 Ngày Lao động Mỹ ra đời đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định mối quan hệ giữa chính quyền (Mỹ) với người lao động sau cuộc đình công Pullman trên toàn quốc kéo dài từ ngày 11/5 đến ngày 20/7/1894. Ảnh: Wikimedia Commons.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-8
Vào ngày này, mọi người thường nghỉ làm để tổ chức diễu hành, đi du lịch, tham gia tiệc tùng hoặc đi mua sắm. Ảnh: People. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-9
Tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra những bãi biển ở ngoại ô và tổ chức những bữa tiệc để mừng Ngày Lao động. Ảnh: Internet. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-10
Giống với Mỹ, Canada cũng lấy ngày Thứ Hai tuần đầu tiên trong tháng 9 làm ngày Quốc tế Lao động riêng của nước này. Ảnh: Wikimedia.