Cha bất lực và đau đớn nhìn cá sấu ăn thịt con

Một người cha Mexico đã phải bất lực nhìn cá sấu ăn thịt con trai 7 tuổi của mình.

Người cha bất lực nhìn cá sấu ăn thịt con khi 2 cha con đang chơi gần bờ sông Barra Santa Ana (Mexico).
Trong lúc đang chơi đùa cùng cha, cậu bé Manuel Abraham đã vô tình đánh rơi quả bóng về phía bờ sông. Nhanh chóng chạy lại để nhặt bóng bên bờ sông, Manuel bất ngờ bị 1 con cá sấu từ dưới sông lao lên chộp lấy đầu rồi kéo xuống dòng sông sâu.
Cha bat luc va dau don nhin ca sau an thit con
 Hình ảnh 1 con cá sấu nằm im lìm giữa dòng sông.
Quá bất ngờ, cha của Manuel chỉ biết bất lực nhìn con bị tấn công trong đau đớn. Sau khi kêu hét tìm kiếm sự giúp đỡ, người dân trong khu vực đã nhanh chóng lao tới bờ sông nhưng con cá sấu đã kéo Manuel biến mất.
Ngay khi nhận được tin báo, giới chức địa phương đã cử lực lượng quân đội và các tổ chức bảo vệ dân sự tới hiện trường để tìm kiếm con cá sấu và thi thể còn sót lại của Manuel. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có dấu vết gì của cậu bé đáng thương.
Cha bat luc va dau don nhin ca sau an thit con-Hinh-2
 Người dân trong khu vực...
Cha bat luc va dau don nhin ca sau an thit con-Hinh-3
 ... và rất đông lực lượng quân đội ra sức truy tìm dấu vết con cá sấu cùng thi thể của cậu bé Manuel.
Chia sẻ với truyền thống, cha của Manuel cho biết không một ai cảnh báo với anh rằng khu vực này có cá sấu. Bởi vậy, anh đã đưa con tới đây chơi mà không hề đắn đo suy nghĩ.
Đây là vụ cá sấu tấn công người thứ 8 tại khu vực sông Barra Santa Ana trong vòng 2 năm qua. Hiện, Bộ Môi trường đang yêu cầu bắt giữ toàn bộ cá sấu trên sông, tránh gây nguy hiểm cho người dân.

Kinh hãi quái nhân tự nguyện để 200.000 con rệp cắn

(Kiến Thức) - Vì nghiên cứu khoa học, quái nhân này đã tự nguyện để 200.000 con rệp hút máu ngay trên cánh tay của mình.

Quái nhân để 200.000 con rệp cắn là nhà nghiên cứu Regine Gries tại Đại học Simon Fraser (British Columbia). Trong ảnh là những chiếc hộp hết sức bình thường, chỉ khác một điều là chúng đựng đầy những con quái vật hút máu nhỏ xíu.
 Quái nhân để 200.000 con rệp cắn là nhà nghiên cứu Regine Gries tại Đại học Simon Fraser (British Columbia). Trong ảnh là những chiếc hộp hết sức bình thường, chỉ khác một điều là chúng đựng đầy những con quái vật hút máu nhỏ xíu. 

Kỳ dị sinh vật nhiều chân phát sáng vì stress

(Kiến Thức) - Sinh vật nhiều chân kỳ dị, có tên khoa học là  Motyxia sequoia tiến hóa phương pháp phát sáng trong bóng tối để đối phó với căng thẳng.

Xem video: Sinh vật nhiều chân phát sáng cơ thể giải tỏa căng thẳng

Sinh vật nhiều chân kỳ dị này là một loài cuốn chiếu, có tên khoa học là Motyxia sequoia. Các nhà khoa học cho rằng loài động vật nhiều chân này đã tiến hóa biện pháp phát sáng trong bóng tối để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống khi phải sống trong một môi trường nóng, khô.
Ky di sinh vat nhieu chan phat sang vi stress
 Cuốn chiếu Motyxia sequoiae phát ra ánh sáng để đối phó với stress.
Ngoài tác dụng giải tỏa stress, ánh sáng màu xanh do cuốn chiếu Motyxia sequoiae phát ra còn có tác dụng cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể phun ra chất độc xyanua.

Khi ánh sáng loài cuốn chiếu này phát ra không đủ để xua đuổi mối nguy hiểm, chúng còn rỉ chất độc xyanua và mùi hôi từ các chân nhỏ của mình.

Loài cuốn chiếu này bị mù, do đó chúng không thể quyến rũ nhau bằng ánh sáng, cũng không dùng ánh sáng để thu hút con mồi. Khả năng phát sáng chỉ là một cơ chế tự vệ kỳ quặc của sinh vật.