Cắt tỉa cây hết trăm triệu, trường học lấy tiền ở đâu?

Các trường học ở TP.HCM đang lấy kinh phí từ đâu để chi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng tỉa cành, mé nhánh, chăm sóc cây xanh mỗi năm?

Mỗi năm, các trường học ở TP.HCM phải chi một khoản tiền không nhỏ để cắt tỉa và chăm sóc cây xanh.
Mới đây, Trường THPT Marie Curie (Quận 3) đã chi tới 237,4 triệu đồng, Trường THPT Trưng Vương (Quận 1) hết khoảng 100 triệu đồng, Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) hết gần 40 triệu đồng, Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) hết khoảng 20 triệu đồng...
Theo thông tin từ các trường, số tiền này có thể được lấy từ 3 nguồn để chi trả. Nguồn thứ nhất là đề nghị phụ huynh hỗ trợ. Nguồn thứ hai từ quỹ nguồn thu sự nghiệp (thu học phí và các khoản phí), hoặc nguồn thứ ba từ ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên.
Cat tia cay het tram trieu, truong hoc lay tien o dau?
Cây xanh trong Trường THPT Marie Curie 
Tại Trường THPT Marie Curie, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng nhà trường cho hay năm nay trường đề nghị phụ huynh hỗ trợ theo phương án xã hội hóa. Tuy nhiên, trường sẽ ứng tiền trả trước, sau đó phụ huynh hỗ trợ trong vòng 4 năm.
Trong khi đó, theo ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3), kinh phí hàng năm cho khoản chi này được trích từ nguồn thu sự nghiệp. Ngoài ra, trường cũng vận động phụ huynh hỗ trợ đóng góp.
Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết do trường mới xây dựng, các cây đa số nhỏ nên hàng năm chỉ mất khoảng 20 triệu đồng tiền chăm sóc. Với cây nhỏ, trường nhờ bảo vệ, còn cây lớn phải thuê đơn vị ngoài thì lấy từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu sự nghiệp.
Tại Trường THPT Trưng Vương (Quận 1), bà Trương Thị Bích Thủy cho biết kinh phí để chăm cây hàng năm lấy từ nguồn thu sự nghiệp.
Trích từ nguồn chi thường xuyên, hoạt động khác có bị ảnh hưởng?
Nếu trích từ nguồn thu sự nghiệp hay ngân sách Nhà nước cấp để chi thường xuyên làm kinh phí tỉa cành, mé nhánh cây xanh, câu hỏi đặt ra là các hoạt động khác của nhà trường và quyền lợi của học sinh có bị ảnh hưởng?
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng nếu trích từ ngân sách chi thường xuyên thì có thể tính đây là khoản chăm sóc cơ sở vật chất nhà trường. Như vậy, nếu khoản chi này không lớn lắm và nhà trường biết cân đối thì không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động khác cũng như quyền lợi của học sinh.
Theo ông Phú, hàng năm thành phố cấp ngân sách tính trên số lượng học sinh. Trường nhận nguyên gói để chi lương giáo viên cũng như tổ chức các hoạt động học tập. Trong khi đó, ở một số trường, ngân sách Nhà nước chỉ dùng để trả lương cho giáo viên, còn khoản thu học phí dùng để tổ chức các hoạt động học tập. Nếu kinh phí chăm sóc cây lấy từ nguồn thu học phí thì cũng vẫn được xem là chi dùng cho cơ sở vật chất.
"Vấn đề là các trường sử dụng kinh phí này phải đúng trên tinh thần tiết kiệm” - ông Phú nói.
Còn ông Nguyễn Bảo Quốc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, có những khoản bắt buộc phải lấy từ ngân sách, nhưng có những khoản có thể xin tài trợ. Do vậy, nếu vận động được kinh phí thì trường sẽ không phải trích từ nguồn ngân sách. Hiện nay, ngoài ngân sách được cấp, trường còn có những nguồn thu khác và vẫn có thể cân đối nếu linh hoạt.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay hiện tại Sở đang khảo sát và yêu cầu các trường báo cáo tình hình và chi phí chăm sóc cây xanh. Sau khi có kết quả, Sở sẽ tổng hợp và nếu có vướng mắc sẽ làm việc với Sở Xây dựng, Sở Tài chính. Sau đó, đề xuất lên UBND thành phố để xây dựng cơ chế quản lý hợp lý.
Ngày 2/7, Báo VietNamNet có bài viết Trường học ở Sài Gòn 'choáng' vì phải chi hơn 200 triệu cắt tỉa cây xanh.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM đã có phản hồi tới VietNamNet về đơn giá này.
Cụ thể, theo công ty này thông tin, Trường THPT Marie Curie đề nghị Công ty đánh giá, khảo sát, đề xuất xử lý các cây xanh trong khuôn viên trường.
Qua đánh giá cho thấy trong trường hầu hết là các cây cao lớn, lâu năm, cành nhánh nặng tàn, vươn dài đã lâu chưa được cắt tỉa, chăm sóc.Công ty đề xuất xử lý hạ thấp chiều cao, tỉa thưa vòm tán, đốn hạ, đào gốc và vận chuyển rác đi đổ 26 cây. Trong số này, có 6 cây loại 2 và 20 cây cổ thụ lâu năm có chiều cao từ 25-35m, đường kính gốc từ 80-220cm.
Ngày 5/6, công ty đã lập báo giá gửi cho Trường THPT Marie Curie, căn cứ theo bộ đơn giá dự toán chuyên ngành công viên cây xanh trên địa bàn TP.HCM. Bộ đơn giá này được ban hành kèm theo Quyết định số 2528 của UBND thành phố. Đồng thời, bảng báo giá công ty gửi nhà trường có áp dụng hệ số khó khăn do công tác thi công được thực hiện thủ công do phương tiện cơ giới không vào được trường. Ngoài ra, một số cây vươn vào mái nhà, địa hình khó khăn để thao tác, thi công...
Trường THPT Marie Curie đã đồng ý theo bảng báo giá.

Hà Nội rà soát, “thăm khám” và xử lý những cây xanh trong các trường học

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

Ngày 28/5, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở vừa chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường học trên địa bàn tăng cường công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.

Theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: "Các đơn vị, trường học rà soát hệ thống cây xanh trong nhà trường không để gây mất an toàn trong trường học. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong mùa mưa bão, yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên nhà trường".

Xử lý ngay những cây bị nghiêng, có hiện tượng mối mọt, với những cây lâu năm cần lưu ý việc cắt tỉa cành, nhánh cây, cắt bỏ những nhánh mục, hư hỏng, tránh tình trạng cây gãy đổ có thể gây tai nạn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

Trường hợp nếu phát hiện cây có nguy cơ gẫy, đổ nhưng chưa kịp xử lí nhà trường phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lí trong thời gian sớm nhất.

Ha Noi ra soat, “tham kham” va xu ly nhung cay xanh trong cac truong hoc
Cây phượng tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) bất ngờ bật gốc, đè trúng nhóm học sinh. 

Lật tẩy chiêu thức băng nhóm mua bán hóa đơn trị giá 2.000 tỷ

(Kiến Thức) - Công an Phú Thọ đang điều tra làm rõ đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) trị giá gần 2.000 tỷ đồng do đối tượng Doãn Ngọc Huy ngụ tại TP.HCM cầm đầu.

Từ những dấu hiệu bất thường, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành điều tra và phát hiện nhiều doanh nghiệp tại địa bàn Phú Thọ có dấu hiệu mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép của các doanh nghiệp ở Yên Bái, TP Hồ Chí Minh với số lượng lớn để kê khai hợp thức hàng hóa mua vào.

Sau khi đấu tranh khai thác, Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt được kẻ cầm đầu đường dây mua bán trái phép hóa đơn GTGT giá gần 2.000 tỷ đồng. Cầm đầu đường dây tội phạm này là Doãn Ngọc Huy (SN 1987, trú tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh).

Bước đầu, Doãn Ngọc Huy khai nhận, do nắm bắt được nhu cầu mua bán hóa đơn trên thị trường, anh ta đã hình thành đường dây mua bán hóa đơn trái phép có doanh số đặc biệt lớn.

Những cổng chào tiền tỷ lãng phí, gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - Mới đây, thành phố Long Xuyên (An Giang) trích ngân sách xây dựng cổng chào 6,8 tỷ đồng khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp hiếm, nhiều cổng chào tiền tỷ cũng được xây dựng quy mô nhưng không phù hợp thực tế địa phương

Nhung cong chao tien ty lang phi, gay xon xao du luan
Thành phố Long Xuyên (An Giang) trích ngân sách xây dựng cổng chào có kích thước rộng 22,8m, cao 13m, với tổng kinh phí 6,8 tỷ đồng. Cổng chào được lấy ý tưởng mô hình ngôi Nhà thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Thời gian thi công từ 25/4 đến 9//2020. 
Nhung cong chao tien ty lang phi, gay xon xao du luan-Hinh-2
Tuy nhiên, cổng chào huyện Minh Long đang vấp phải ý kiến trái chiều khi bị cho rằng số tiền quá lớn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh. Trong khi đó, tỉnh nhà đang khó khăn, việc làm cổng chào như vậy gây lãng phí. Ngoài ra, đây là biểu tượng, bộ mặt của thành phố trực thuộc tỉnh An Giang cần phải tham khảo cộng đồng.