Cấp cứu vì uống nước ngọt khi tiêu chảy

(Kiến Thức) - Cháu L.T.T. (TPHCM) bị tiêu chảy nhưng không chịu uống nước theo lời dặn của bác sĩ mà mê nước ngọt. Hậu quả do cháu uống nhiều nước ngọt có gas đã khiến cho tình trạng tiêu chảy ồ ạt...

Cháu L.T.T. (4 tuổi ở quận 10, TPHCM) bị tiêu chảy nhưng không chịu uống nước theo lời dặn của bác sĩ mà mê nước ngọt. Hậu quả do cháu uống nhiều nước ngọt có gas đã khiến cho tình trạng tiêu chảy ồ ạt, bị rối loạn điện giải, hôn mê phải cấp cứu vào bệnh viện.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: ThS.BS Đinh Thạc, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM cho biết, điều quan trọng nhất là bù đủ nước khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng tình trạng mất nước vì tiêu chảy. 
Tốt nhất nên cho trẻ uống nước oresol (còn gọi là nước biển khô) để bù lại lượng muối khoáng và nước bị sau mỗi lần trẻ bị tiêu chảy, liều lượng từ 50 - 100ml dịch uống tùy theo tuổi của trẻ. Nếu trẻ không uống được loại nước này, có thể cho trẻ uống bất cứ loại nước nào mà trẻ thích như nước dừa tươi, nước ép trái cây tươi, nước canh, nước cháo, nước sôi nguội hoặc nước ép cà rốt. 
Tuyệt đối không cho trẻ uống những loại nước chứa nhiều đường ngọt hoặc nhiều gas vì sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ trầm trọng hơn. 

Lưu ý dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp

(Kiến Thức) - Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe cho con.

Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần. 

Chữa khô âm đạo cho nàng bằng thực phẩm dễ tìm

(Kiến Thức) - Những thực phẩm này có thể chữa trị chứng bệnh khô âm đạo và đau rát khi yêu ở nữ giới.

Uống đủ nước. Nước là “thuốc” cần thiết cho tất cả quá trình xử lý chất hoá học trong cơ thể, nước cũng giúp đẩy lùi độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cơn đau đầu tiền kinh nguyệt là do sự khử nước (cơ thể thiếu nước) và gây khô âm đạo. Do vậy, phụ nữ cần phải uống nhiều nước khi bước vào chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là vào những ngày nóng bức hay những ngày bạn tập luyện vất vả. theo.
 Uống đủ nước. Nước là “thuốc” cần thiết cho tất cả quá trình xử lý chất hoá học trong cơ thể, nước cũng giúp đẩy lùi độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cơn đau đầu tiền kinh nguyệt là do sự khử nước (cơ thể thiếu nước) và gây khô âm đạo. Do vậy, phụ nữ cần phải uống nhiều nước khi bước vào chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là vào những ngày nóng bức hay những ngày bạn tập luyện vất vả. theo.