“Cao thủ” bật mí tuyệt chiêu “săn” đặc sản lịch trên sông Trà Khúc

Tháng 6, khi sông Trà Khúc đoạn chuẩn bị đổ ra cửa biển mực nước chỉ còn cao hơn đầu gối, cũng là lúc người dân sinh sống ven bờ nơi đây bước vào thời gian cao điểm của vụ mùa săn lịch.

Cùng họ hàng với lươn nhưng con lịch nhỏ hơn, với kích cỡ trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay út người lớn và chiều dài 25-40cm. Ở sông Trà Khúc, lịch sống tập trung chủ yếu tại khu vực sông đổ ra biển (nước chè hai, nước lợ).

Đoạn cuối sông Trà Khúc, nơi chuẩn bị đổ ra biển là khu vực con lịch tập trung nhiều nhất

Gọi là "săn" nhưng thật ra để bắt lịch, người dân nơi đây dùng một đoạn thép mỏng uốn cong như cổ cò, rồi nối với một cán gỗ dài khoảng 1,5m làm tay cầm để cào. Dụng cụ đựng lịch bắt được là chiếc thau nhựa, hoặc chiếc can được khoét một bên hông.

Người dân đang cào bắt lịch.

Ông Võ Đình Thọ, ở xã Nghĩa Phú, TP người có thâm niên hơn 5 năm cào bắt lịch ở trong vùng cho biết: "Ngoài sông Trà, ở đoạn cuối của sông Vệ, huyện Tư Nghĩa cũng có lịch sinh sống. Mùa săn lịch hàng năm trên sông Trà Khúc diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 (Âm lịch) thì chấm dứt".

Cùng với thau nhựa, người dân khoét một lỗ nhỏ bên thân can nhựa để làm vật dụng đựng lịch bắt được.
Bình thường, con lịch ẩn mình trong hang dưới cát phải dùng cào để cào bắt, với số lượng khoảng  từ 1 đến 3 kg/buổi/người. Thế nhưng khi bất chợt trên nguồn có mưa lớn và nước đổ về, lịch lại trồi ra khỏi hang và nổi lên mặt nước. Gặp những lúc như vậy người dân chỉ cần dùng vợt để xúc, vớt với sống lượng được cả rổ to (từ 6-10 kg/người).
Số lịch sau một ngày dầm mình cào bắt.

Tuy có giá bán khá cao, từ 80-100.000 đồng/kg, thế nhưng bình thường do số lượng cào bắt không nhiều và con lịch được chế biến làm thức ăn rất ngon (chủ yếu là om măng, xào với cà dĩa...). Vì vậy nên người dân thường mang về sử dụng trong gia đình, hoặc biếu cho người thân. Chỉ khi nào trúng mánh bắt được quá nhiều thì mới mang đi bán.

Quanh năm làm thịt lươn đồng mà xây được "biệt phủ" bạc tỷ

Từ nghề làm thịt lươn đồng quanh năm mà giáo dân Phạm Văn Cảnh, giáo xứ Rú Đất, xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) làm được nhà tầng trị giá gần 1 tỷ bạc...

Giáo xứ Rú Đất hàng ngày người ,xe vào chở lươn đồng nhộn nhịp. Trong căn nhà 3 tầng khang trang của anh Nguyễn Văn Khẩn, có hàng chục lao động đang vận chuyển lươn nhập từ các nơi vào kho. Ảnh: Văn Trường.
 Giáo xứ Rú Đất hàng ngày người ,xe vào chở lươn đồng nhộn nhịp. Trong căn nhà 3 tầng khang trang của anh Nguyễn Văn Khẩn, có hàng chục lao động đang vận chuyển lươn nhập từ các nơi vào kho. Ảnh: Văn Trường.

Mục sở thị tuyệt kỹ bắt lươn của những "cao thủ" ở Quảng Nam

Dùng một thanh sắt hình chữ V tự chế gắn vào cây sào tre, thợ bắt lươn ở phường An Phú (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lội xuống sông, ao hồ cào và dùng tay bắt chúng.

Sáng chế độc đáo

Khu đô thị Dương Nội của Nam Cường sẵn sàng để kiểm toán

(Kiến Thức) - Là một trong những dự án dành nhiều tâm huyết của Chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường, Khu đô thị Dương Nội được cẩn trọng nghiên cứu từ bước quy hoạch đến xây dựng nhằm mang đến cho cư dân môi trường sống bền vững và chất lượng cuộc sống vượt trội.

Đến nay, khu đô thị Dương Nội đã gần hoàn thiện, sẵn sàng để kiểm toán.
Dưới tốc độ phát triển mạnh mẽ của xã hội, mô hình các khu đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang mang nặng về tính kỹ thuật và kinh tế. Những tòa nhà cao tầng, những công trình xây dựng có mật độ quá dày, thiếu đi không gian của cây xanh, mặt nước. Sự mất cân bằng này đang phá vỡ sự liên kết giữa con người – thiên nhiên và con người – con người.