Cảnh sát Hong Kong bất ngờ nổ súng bắn bị thương người biểu tình

(Kiến Thức) - Các hãng thông tấn đưa tin cảnh sát Hong Kong vừa nổ súng vào người biểu tình hôm 11/11, làm ít nhất 1 người bị thương.

Rạng sáng ngày hôm nay 11/11, kênh Cable TV và hàng loạt các hãng thông tấn tại Hong Kong đưa tin đã có 1 người bị thương sau khi cảnh sát nổ súng vào người biểu tình.
Theo hãng tin Reuters, một số video trên mạng cho thấy cảnh một người biểu tình đang nằm trên vũng máu, trong khi cảnh sát Hong Kong đang cố gắng trấn áp một người phụ nữ và bị tấn công bởi những thùng hàng nhựa. Tuy nhiên, tính xác thực của đoạn video chưa được chính thức công nhận.

Video Cảnh sát Hong Kong bất ngờ nổ súng khiến 2 người biểu tình trọng thương - Nguồn: Cupid Producer

Canh sat Hong Kong bat ngo no sung ban bi thuong nguoi bieu tinh
 Ảnh chụp từ một video trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát đang chĩa súng vào người biểu tình ở khu Sai Wan Ho, Hong Kong, ngày 11/11.
Trả lời Reuters, Cơ quan quản lý Bệnh viện của Hong Kong cho biết một người đàn ông 21 tuổi đã bị thương trong một cuộc biểu tình tại khu Sai Wan Ho và được nhập viện ngay sau đó. 
Cảnh sát Hong Kong cho biết nhiều nhóm biểu tình quá khích đã dựng rào chắn ở nhiều địa điểm khắp đặc khu. Họ cũng yêu cầu những người biểu tình "chấm dứt ngay lập tức các hành động phi pháp" và hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vụ nổ súng.
Anson Yip - một nhân chứng 36 tuổi tại khu Sai Wan Ho trả lời phỏng vấn Reuters, kể lại rằng có 3 tiếng nổ súng. Một nhân chứng 24 tuổi khác làm việc tại hiện trường gần vụ nổ súng cho biết anh thấy con đường bị chặn lại và người biểu tình la ó, gọi cảnh sát là "những kẻ giết người".
Được biết, cảnh sát Hong Kong đã từng nổ súng vào một học sinh 18 tuổi trong một cuộc biểu tình hồi tháng trước. Tình hình bất ổn, biểu tình ở Hong Kong hiện đã bước vào tuần thứ 24 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đột nhập nghĩa địa máy bay, tàu ngầm từ thời Chiến tranh Lạnh

Máy bay bỏ hoang giữa nghĩa địa, căn cứ radar, phòng thủ tên lửa trở thành điểm du lịch, cho thấy sự khốc liệt của cuộc chạy đua vũ trang những năm Chiến tranh Lạnh.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh
 Hàng trăm máy bay ném bom B-52 bỏ hoang tại căn cứ Davis-Monthan, bang Arizona. Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 4 thập niên, do đó không có gì ngạc nhiên khi các tàn tích thời đó vẫn còn nằm rải rác trên khắp thế giới.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-2
 Những chiếc máy bay tác chiến chống ngầm S-2 Tracker bị bỏ không giữa hoang mạc ở Arizona. Điều kiện khí hậu khô, độ ẩm thấp và đất có tính kiềm giúp những chiếc máy bay không bị tàn phá theo thời gian. S-2 từng là trụ cột trong lực lượng săn tìm tàu ngầm Liên Xô.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-3
Một hầm trú ẩn cho tàu ngầm tại đảo Vis, Croatia. Những năm Chiến tranh Lạnh, hòn đảo này là một căn cứ quân sự lớn của quân đội Nam Tư cũ. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hòn đảo này trở thành điểm du lịch nổi tiếng. 

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-4
Một phần khu phức hợp Stanley R. Mickelsen, Nekoma, North Dakota. Đây là căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên của Mỹ. Căn cứ này đi vào hoạt động năm 1975, tuy nhiên, nó bị đóng cửa chưa đầy một năm sau đó vì không hiệu quả. 

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-5
 Lối vào hầm chứa vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Tư lệnh Dự phòng hàng không tầm xa của Liên Xô. Hầm chứa vũ khí này là một phần của lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô. Căn cứ này bị đóng cửa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-6
 Những hầm chứa vũ khí tại căn cứ Black Hills của quân đội Mỹ ở South Dakota. Địa điểm ít tiếng tăm này từng là nơi thử nghiệm vũ khí sinh - hóa học. Căn cứ này bị bỏ hoang sau Chiến tranh Lạnh. Gần đây, một doanh nhân California đã đến đây mua lại một số boongke để biến chúng thành nơi trú ẩn cho "ngày tận thế".

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-7
 Các ăng ten phát sóng liên lạc vô tuyến tầm xa của quân đội Anh tại Stenigot, Lincolnshire, Anh. Đây là một căn cứ radar của quân đội Anh trong Thế chiến II. Những năm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó trở thành trạm chuyển tiếp liên lạc cho đến cuối những năm 1980.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-8
 Hàng rào phòng thủ biên giới tại Bucina, Cộng hòa Czech. Khu vực này là biên giới giữa Tiệp Khắc cũ và Tây Đức. Khu vực phía sau dây thép gai này vẫn còn chứa đầy mìn, dù hàng rào điện đã bị cắt.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-9
 Một chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô nằm phơi xác trên đảo Socotra, Yemen. Hòn đảo này nằm giữa châu Phi và bán đảo Arab, một địa điểm chiến lược mà hải quân Liên Xô sử dụng làm căn cứ từ những năm 1970 cho đến cuối 1980.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-10
 Xác những chiếc tàu ngầm mắc kẹt trong băng tại căn cứ Vladivostok, Nga. Đây là xác của những chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot, loại tàu ngầm được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1958 để săn lùng tàu chiến NATO.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-11
 Phần còn lại của trạm nghe lén thông tin vô tuyến ở Teufelsberg, Đức. Những năm Chiến tranh Lạnh, NATO và Liên Xô đều muốn có tối đa thông tin về đối phương, những trạm nghe lén như thế này vốn rất phổ biến thời kỳ đó.

Dot nhap nghia dia may bay, tau ngam tu thoi Chien tranh Lanh-Hinh-12
 Những dãy nhà dành cho binh sĩ bị bỏ hoang tại căn cứ Bechevinka, bán đảo Kamchatka, Nga. Chúng được xây dựng để phục vụ cho quân nhân làm việc tại căn cứ hải quân có tên là Petropavlovsk-Kamchatsky-54. Ngày nay, căn cứ này trở thành một điểm du lịch. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Hoành tráng lễ diễu hành của Nhật hoàng Naruhito sau đăng quang

(Kiến Thức) - Buổi lễ diễu hành của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã diễn ra ở trung tâm thủ đô Tokyo trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người.

Hoanh trang le dieu hanh cua Nhat hoang Naruhito sau dang quang
 Lễ diễu hành ấn tượng của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã diễn ra vào lúc 15 giờ chiều 10/11 (theo giờ địa phương). (Nguồn ảnh: Reuters/Daily Mail)