Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động ngắn ngày

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Tuy nhiên hiện nay không ít công ty "ma" đã vẽ ra viễn cảnh XKLĐ ngắn ngày ở nước ngoài để lừa hàng trăm người dân nghèo sập bẫy với hàng tỷ đồng.

Canh giac thu doan lua dao xuat khau lao dong ngan ngay
 Hình ảnh một số người dân đến Văn phòng trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động Korean S&B để làm hồ sơ đi XKLĐ Hàn Quốc.
Do cuộc sống khó khăn nên khi nghe thông tin có công ty tổ chức xuất khẩu lao động ngắn ngày ở Hàn Quốc, anh Trương Hùng (trú xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) muốn qua xứ Kim Chi lao động kiếm tiền. Vợ chồng quyết định gom góp hết số tiền dự định xây lại căn nhà để nộp “lệ phí” đi XKLĐ tại Hàn Quốc. Anh Trương Hùng kể: "Vợ chồng tôi đón xe ra tỉnh Hải Phòng đến trụ sở văn phòng công ty. Thấy văn phòng đàng hoàng to lớn nên nghĩ là của Nhà nước cho phép hoạt động nên tin tưởng đâu nghĩ chuyện khác. Thứ hai nếu là số tiền nhiều là không đi rồi, do họ bảo số tiền đi khoảng mười mấy triệu nên tôi quyết định đi".
Nghe nhiều người trong thôn rủ nhau đi xuất khẩu lao động nhưng không có tiền, chị Nguyễn Thị Thương (trú xã Bình Châu, H. Bình Sơn) phải vay lãi cao 30 triệu đồng để hai vợ chồng được đi. Nhưng nhiều tháng qua đơn vị môi giới xuất khẩu biệt vô âm tín mà tiền vay lãi mẹ lẫn lãi con liên tục bị chủ nợ đòi. Chị Nguyễn Thị Thương nói: "Vay nóng một tháng 10 triệu phải trả 400 ngàn tiền lãi hàng tháng. Hai vợ chồng hết 30 chục triệu là tiền vay còn chưa nói trên 10 triệu tiền xe cộ ra vào từ Quảng Ngãi ra Hải Phòng để làm hồ sơ ký hợp đồng. Nên bây giờ tìm mọi cách liên lạc với người của công ty nhưng không được. Bây giờ thấy lo quá".
Đầu tháng 9-2020, qua công tác tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông của công dân và tiếp xúc nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện có 13 trường hợp ở xã Bình Châu và xã Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) thông qua địa chỉ quảng cáo trên mạng xã hội, liên hệ với Văn phòng trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động Korean S&B (ghi địa chỉ số 261- Nguyễn Văn Linh, P. Kênh Dương, Q. Lê Chân, TP Hải Phòng) ký kết hợp đồng đăng ký XKLĐ theo diện ngắn ngày và nộp hơn 16 triệu đồng/người.
Canh giac thu doan lua dao xuat khau lao dong ngan ngay-Hinh-2
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh CA tỉnh Quảng Ngãi lấy thông tin từ nạn nhân. 
Thượng tá Nguyễn Hoanh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để tiến hành xác minh và hướng dẫn cho người dân ở địa phương nâng cao cảnh giác. Hướng dẫn bà con tập hợp các tài liệu, hợp đồng hồ sơ liên quan trong quá trình hợp đồng XKLĐ với Trung tâm XKLĐ ở Hải Phòng để yêu cầu cơ quan quản lý ở TP Hải Phòng xử lý theo quy định pháp luật".
Mặc dù trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng không có văn phòng Trung tâm tư vấn XKLĐ Korean S&B nhưng đơn vị trên vẫn tổ chức ký kết hợp đồng lao động, thu tiền hàng tỷ đồng của hàng trăm người dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với thủ đoạn cam kết, tổ chức cho họ xuất khẩu lao động Hàn Quốc trái phép.
Để ngăn chặn các hành vi lừa đảo liên quan đến XKLĐ ngoài việc người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác, rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, từ việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ, thông tin về thị trường lao động đến công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để người lao động không rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Nâng giá thiết bị ở BV Bạch Mai: Những bệnh viện nào sẽ bị điểm tên?

(Kiến Thức) - Thiếu tướng Tô Ân Xô nói vụ nâng giá thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai không phải vụ đầu tiên, nhưng cũng không phải là vụ cuối cùng được điều tra tại các viện trên cả nước. Dư luận đặt câu hỏi, còn những viện nào sẽ bị điểm tên?

Tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 2/10, nói về vụ việc nâng giá thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng - người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, đây không phải là vụ đầu tiên, nhưng cũng không phải là vụ cuối cùng được điều tra tại các bệnh viện khác trên cả nước.

Lừa đảo xuất khẩu lao động: Công ty "ma" ngang nhiên hoạt động đến bao giờ?

Đã có hàng trăm vụ lừa đảo xuất khẩu lao động bị xử lý hình sự, nhưng dường như các công ty “ma” đã nhờn thuốc.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, từ khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ năm 2007, trong gần 13 năm qua, cơ quan chức năng đã tiếp nhận và xử lý hàng nghìn đơn thư khiếu nại liên quan hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài. Hằng năm, Bộ này cũng tiếp nhận 200 - 300 đơn thư, khiếu nại của NLĐ từ các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành gửi về.
Lua dao xuat khau lao dong: Cong ty
Người lao động từ các tỉnh thành về Hà Nội đòi nợ trong vô vọng