Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Cảnh động vật khổ sở bởi ký sinh trùng kinh dị nhất

15/12/2015 00:18

(Kiến Thức) - Những con ký sinh trùng kinh dị nhất thế giới này khiến cho vật chủ héo mòn, rồi dần dần trở thành cái xác khô không hồn.

Đinh Ngân (theo Sina)

Ảnh động ghê người ký sinh trùng chui ra khỏi vật chủ

8 loài ký sinh trùng định đoạt mạng sống của vật chủ

Một con cua Loxorhynchus grandis bị nhiễm ký sinh trùng Heterosaccus californicus sẽ biến thành một cái xác sống. Những con ký sinh trùng kinh dị nhất sẽ chiếm toàn bộ ổ bụng của con cua, biến nơi đó thành thuộc địa, ăn dần mòn chất dinh dưỡng của cua. Càng cua sẽ không có phát triển thay vào đó là bụng phình to, khi những quả trứng cua nở, ký sinh trùng Heterosaccus californicus đã sẵn sàng để lây nhiễm sang vật chủ mới.
Một con cua Loxorhynchus grandis bị nhiễm ký sinh trùng Heterosaccus californicus sẽ biến thành một cái xác sống. Những con ký sinh trùng kinh dị nhất sẽ chiếm toàn bộ ổ bụng của con cua, biến nơi đó thành thuộc địa, ăn dần mòn chất dinh dưỡng của cua. Càng cua sẽ không có phát triển thay vào đó là bụng phình to, khi những quả trứng cua nở, ký sinh trùng Heterosaccus californicus đã sẵn sàng để lây nhiễm sang vật chủ mới.
Sau khi giun dẹp Ribeiroia ondatrae tái tạo vô tính trong cơ thể một con ốc, nó sẽ lây nhiễm và ký sinh lên cơ thể của nòng nọc ếch ương thông qua da và hình thành u nang xung quanh tứ chi của ếch, khiến chân tay của ếch bị biến dạng, thương tổn, dễ dàng trở thành con mồi cho các loài chim ăn thịt ếch như diệc. Khi thuận lợi ở trong ruột của diệc, ký sinh trùng tiếp tục sinh sản, trứng của nó sẽ rơi vào nước qua đường phân chim, lây nhiễm cho những con ốc và bắt đầu con đường ký sinh tuần hoàn.
Sau khi giun dẹp Ribeiroia ondatrae tái tạo vô tính trong cơ thể một con ốc, nó sẽ lây nhiễm và ký sinh lên cơ thể của nòng nọc ếch ương thông qua da và hình thành u nang xung quanh tứ chi của ếch, khiến chân tay của ếch bị biến dạng, thương tổn, dễ dàng trở thành con mồi cho các loài chim ăn thịt ếch như diệc. Khi thuận lợi ở trong ruột của diệc, ký sinh trùng tiếp tục sinh sản, trứng của nó sẽ rơi vào nước qua đường phân chim, lây nhiễm cho những con ốc và bắt đầu con đường ký sinh tuần hoàn.
Bướm bắp cải trắng Pieris brassicae khi bị ký sinh Cotesia glomerata bám lên cơ thể sẽ vô cùng khổ sở. Khi ấu trùng ký sinh nở, nó sẽ làm bướm bắp cải trắng bị tê liệt, bị ăn dần ăn mòn, phải chịu sự điều khiển của ký sinh. Thời điểm này bướm bắp cải trắng chưa chết, nó còn phải xây một cái kén để bảo vệ ấu trùng ký sinh sau đó làm nô lệ, bảo vệ những con ký sinh khi có nguy hiểm.
Bướm bắp cải trắng Pieris brassicae khi bị ký sinh Cotesia glomerata bám lên cơ thể sẽ vô cùng khổ sở. Khi ấu trùng ký sinh nở, nó sẽ làm bướm bắp cải trắng bị tê liệt, bị ăn dần ăn mòn, phải chịu sự điều khiển của ký sinh. Thời điểm này bướm bắp cải trắng chưa chết, nó còn phải xây một cái kén để bảo vệ ấu trùng ký sinh sau đó làm nô lệ, bảo vệ những con ký sinh khi có nguy hiểm.
Ký sinh trùng Ophiocordyceps sp được gọi là "kẻ hút não" khi nó ký sinh lên kiến Amazon, Dinoponera longipes. Sau khi thâm nhập vào cơ thể của vật chủ, nó xông thẳng lên não, chiếm lấy cứ điểm quan trọng nhất, khiến vật chủ hoàn toàn mất kiểm soát và tìm cách tự tử. Sau khi vật chủ tự tử, những ký sinh trùng này càn quét cơ thể của vật chủ, sau đó chọc thủng cơ thể vật chủ và phân tán, chờ đợi một con mồi mới.
Ký sinh trùng Ophiocordyceps sp được gọi là "kẻ hút não" khi nó ký sinh lên kiến Amazon, Dinoponera longipes. Sau khi thâm nhập vào cơ thể của vật chủ, nó xông thẳng lên não, chiếm lấy cứ điểm quan trọng nhất, khiến vật chủ hoàn toàn mất kiểm soát và tìm cách tự tử. Sau khi vật chủ tự tử, những ký sinh trùng này càn quét cơ thể của vật chủ, sau đó chọc thủng cơ thể vật chủ và phân tán, chờ đợi một con mồi mới.
Kiến Arboreal bị ký sinh bởi giun tròn Myrmeconema neotropicum sẽ luôn bị những nguy cơ đe dọa tính mạng tiềm ẩn. Nguyên do là loài ký sinh trùng ác độc sẽ không màng đến hiểm nguy của vật chủ, khiến phần bụng của kiến phình lên, có màu như một quả cherry chín mọng, thu hút các loài chim đến và ăn thịt kiến, tạo điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng lọt vào đường ruột của những con chim.
Kiến Arboreal bị ký sinh bởi giun tròn Myrmeconema neotropicum sẽ luôn bị những nguy cơ đe dọa tính mạng tiềm ẩn. Nguyên do là loài ký sinh trùng ác độc sẽ không màng đến hiểm nguy của vật chủ, khiến phần bụng của kiến phình lên, có màu như một quả cherry chín mọng, thu hút các loài chim đến và ăn thịt kiến, tạo điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng lọt vào đường ruột của những con chim.
Một con bọ rùa Coleomegilla maculata nếu như bị nhiễm ký sinh trùng Dino Campus coccinellae có lẽ là do nó đã dùng hết lá bùa may mắn, tới ngày tận số. Khi bị nhiễm loại ký sinh trùng độc ác này, con bọ rùa sẽ bị ăn từ trong ra ngoài nhưng không chết bởi những cơ quan quan trọng của cơ thể đều được ký sinh trùng tạm thời giữ gìn. Sau khi ấu trùng ký sinh phát triển thêm, nó dệt giữa những cái chân của bọ rùa một cái kén, biến bọ rùa thành nô lệ, bảo vệ cho nó đến khi nó hoàn toàn trưởng thành và giết chết bọ rùa.
Một con bọ rùa Coleomegilla maculata nếu như bị nhiễm ký sinh trùng Dino Campus coccinellae có lẽ là do nó đã dùng hết lá bùa may mắn, tới ngày tận số. Khi bị nhiễm loại ký sinh trùng độc ác này, con bọ rùa sẽ bị ăn từ trong ra ngoài nhưng không chết bởi những cơ quan quan trọng của cơ thể đều được ký sinh trùng tạm thời giữ gìn. Sau khi ấu trùng ký sinh phát triển thêm, nó dệt giữa những cái chân của bọ rùa một cái kén, biến bọ rùa thành nô lệ, bảo vệ cho nó đến khi nó hoàn toàn trưởng thành và giết chết bọ rùa.
Trong tất cả những loài ký sinh trùng thì loài ký sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là một trong những loài ký sinh trùng tàn độc nhất. Con nhện Argyra Leucauge khi bị nhiễm ký sinh trùng này sẽ bị nhục mạ, hành hạ liên tiếp. Bị tê liệt bởi nọc của ký sinh trùng ong, con nhện đành đứng bất lực chịu đựng. Sau khi ấu trùng ký sinh nở, chúng giữ chặt con nhện, hút các chất lỏng bên trong con nhện đến khô kiệt và bỏ đi khi nhện hết giá trị lợi dụng, chỉ còn là một cái xác khô.
Trong tất cả những loài ký sinh trùng thì loài ký sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là một trong những loài ký sinh trùng tàn độc nhất. Con nhện Argyra Leucauge khi bị nhiễm ký sinh trùng này sẽ bị nhục mạ, hành hạ liên tiếp. Bị tê liệt bởi nọc của ký sinh trùng ong, con nhện đành đứng bất lực chịu đựng. Sau khi ấu trùng ký sinh nở, chúng giữ chặt con nhện, hút các chất lỏng bên trong con nhện đến khô kiệt và bỏ đi khi nhện hết giá trị lợi dụng, chỉ còn là một cái xác khô.
Những con dế Acheta domesticus bị lây nhiễm ký sinh trùng Paragordius varius trông vô cùng đáng sợ. Ấu trùng trưởng thành trong cơ thể của những con dế mà không giết chết vật chủ. Tuy nhiên, loài dế là loài động vật trên cạn trong khi ký sinh trùng Paragordius varius lại sinh sống ở những vũng nước ẩm thấp. Khi trưởng thành, chúng sẽ điều khiển những con dế tới những khu vực có nước, ở đó, chúng chui từ trong cơ thể của những con dế ra. Quá trình này có thể khiến những con dế bị chết đuối nhưng cũng là cơ hội để chúng thoát khỏi ký sinh trùng ghê tởm.
Những con dế Acheta domesticus bị lây nhiễm ký sinh trùng Paragordius varius trông vô cùng đáng sợ. Ấu trùng trưởng thành trong cơ thể của những con dế mà không giết chết vật chủ. Tuy nhiên, loài dế là loài động vật trên cạn trong khi ký sinh trùng Paragordius varius lại sinh sống ở những vũng nước ẩm thấp. Khi trưởng thành, chúng sẽ điều khiển những con dế tới những khu vực có nước, ở đó, chúng chui từ trong cơ thể của những con dế ra. Quá trình này có thể khiến những con dế bị chết đuối nhưng cũng là cơ hội để chúng thoát khỏi ký sinh trùng ghê tởm.
Động vật giáp xác nhỏ có tên khoa học là Hyalella Azteca chỉ sống trong những vùng nước tối lạnh lẽo nếu như chúng không bị loài ký sinh dai dẳng Pseudocorynosoma constrictum nhiễu sự. Loài ký sinh này khi trưởng thành sẽ khiến cho động vật giáp xác tội nghiệp bơi về phía có ánh sáng, nơi chúng dễ dàng bị những con chim bắt gặp và làm thịt. Chỉ chờ có thế, loài ký sinh này sẽ chui thẳng vào ruột những con chim bởi chỉ ở nơi đó, chúng mới có thể phát triển toàn diện.
Động vật giáp xác nhỏ có tên khoa học là Hyalella Azteca chỉ sống trong những vùng nước tối lạnh lẽo nếu như chúng không bị loài ký sinh dai dẳng Pseudocorynosoma constrictum nhiễu sự. Loài ký sinh này khi trưởng thành sẽ khiến cho động vật giáp xác tội nghiệp bơi về phía có ánh sáng, nơi chúng dễ dàng bị những con chim bắt gặp và làm thịt. Chỉ chờ có thế, loài ký sinh này sẽ chui thẳng vào ruột những con chim bởi chỉ ở nơi đó, chúng mới có thể phát triển toàn diện.
Ký sinh trùng Antron douglasii ký sinh trên lá cây sồi, chúng tạo thành những cục u màu hồng trên lá, trơ trẽn hút chất dinh dưỡng của cây.
Ký sinh trùng Antron douglasii ký sinh trên lá cây sồi, chúng tạo thành những cục u màu hồng trên lá, trơ trẽn hút chất dinh dưỡng của cây.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Củ sen 7 lỗ và 9 lỗ loại nào bổ dưỡng hơn?

Củ sen 7 lỗ và 9 lỗ loại nào bổ dưỡng hơn?

Cuộc sống của nữ streamer sau vụ lộ "ảnh 40GB" giờ ra sao?

Cuộc sống của nữ streamer sau vụ lộ "ảnh 40GB" giờ ra sao?

Thác Rồng kiệt tác của tạo hóa giữa thiên nhiên hùng vĩ

Thác Rồng kiệt tác của tạo hóa giữa thiên nhiên hùng vĩ

Hot girl Liên Quân Mobile trần tình về tin đồn "bí mật"

Hot girl Liên Quân Mobile trần tình về tin đồn "bí mật"

"Cô chủ khách sạn" khoe vóc dáng nóng bỏng, 3 vòng quyến rũ

"Cô chủ khách sạn" khoe vóc dáng nóng bỏng, 3 vòng quyến rũ

Lộ ảnh cam thường nhan sắc em gái thủ môn Đặng Văn Lâm

Lộ ảnh cam thường nhan sắc em gái thủ môn Đặng Văn Lâm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status