Cảnh báo sóng thần sau động đất mạnh ở Nhật Bản

Trận động đất mạnh 6,8 độ xảy ra ngoài khơi tỉnh Yamagata, phía tây bắc Nhật Bản. Chính phủ nước này đã phát cảnh báo sóng thần cho người dân tìm nơi trú ẩn.

Theo Kyodo, chấn tâm của trận động đất nằm ở độ sâu gần 10 km dưới đáy biển, ngoài khơi tỉnh Yamagata, cách đảo lớn Honshu khoảng 85 km. Trận động đất được ghi nhận vào lúc 22h22 ngày 18/6.
Tại vùng Kaetsu thuộc tỉnh Niiagata lân cận, mức chấn động được ước tính vượt qua cấp 6 trong thang đo 7 cấp độ hoạt động địa chất của Nhật Bản.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã phát cảnh báo sóng thần cho người dân các tỉnh Yamagata, Niiagata và Ishikawa. Cơ quan này dự báo sóng thần có thể cao tới 1 m dọc bờ biển các tỉnh phía tây bắc nói trên.
Canh bao song than sau dong dat manh o Nhat Ban
 Trận động đất mạnh 6,8 độ xảy ra ngoài khơi tỉnh Yamagata, phía tây bắc Nhật Bản, gây cảnh báo sóng thần. Ảnh: Japan Meteorological Agency.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cũng kêu gọi người dân các tỉnh trên tránh xa các bờ biển, không liều lĩnh đi ngắm sóng thần.
Tỉnh Niiagata còn có nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của tập đoàn Tepco. Theo Kyodo News, toàn bộ 7 lò phản ứng tại nhà máy này đều đã được cho ngừng hoạt động và chưa ghi nhận điểm bất thường nào.
Ngoài ra, hai tuyến tàu cao tốc trong khu vực ảnh hưởng đã ngưng dịch vụ.
Theo AP, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết một đội phản ứng khẩn cấp đã được thiết lập tại văn phòng thủ tướng để đánh giá mức độ thương vong và thiệt hại của động đất.
Ông Suga cũng hối thúc cư dân của những khu vực chịu ảnh hưởng chuẩn bị cho khả năng xảy ra dư chấn.
Đài NHK cho biết đã ghi nhận trường hợp một cụ ông bị thương nhẹ ở chân tại thành phố Murakami, nơi bị rung chuyển mạnh trong trận động đất. Một số hình ảnh được phát sóng cho thấy kính vỡ và bát đĩa rơi trên sàn tại một quán bar ở Tsuruoka. Khi động đất xảy ra, trong quán không còn khách, nhiều người chạy vội đi còn bỏ lại thức ăn dở trên bàn.
Nhật Bản nằm trong một những khu vực dễ xảy ra động đất và sóng thần nhất thế giới. Tháng 6/2018, một cơn địa chấn chết người xảy ra tại vùng Osaka, giết chết 5 người và khiến hơn 350 người bị thương.
Vào ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ tấn công bờ biển phía đông bắc nước này, gây sóng thần thảm khốc cướp đi sinh mạng của hơn 18 nghìn người, đồng thời gây ra thảm họa hạt nhân nguy hiểm ở nhà máy Fukushima.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Hậu quả khủng khiếp trận động đất tại Indonesia, 380 người chết

(Kiến Thức) - Indonesia vẫn đang khẩn trương thực hiện công tác cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích sau thảm họa động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra cuối tuần trước vốn cướp đi sinh mạng của gần 400 người.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet
 Trận động đất tại Indonesia mạnh 7 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi đảo Lombok hôm 5/8. Hãng tin TASS (Nga) dẫn lời một quan chức Indonesia xác nhận, tính đến ngày 9/8, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất hồi cuối tuần trước đã tăng lên 381 người. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-2
Được biết, phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở khu vực Kayangan phía bắc của đảo Lombok, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất vừa qua. Ngoài ra, hơn 1.000 người bị thương và hơn 270.000 người đã phải sơ tán tới nơi an toàn. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-3
Cùng với đó, hàng chục nghìn ngôi nhà, đền thờ và các công trình khác đã bị hư hại. Giới chức Indonesia và các nhóm cứu trợ quốc tế đang tích cực triển khai kế hoạch giúp đỡ những người dân vùng bị ảnh hưởng và tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ảnh: THX. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-4
 Một người đàn ông Indonesia cầu nguyện bên trong nhà thờ bị hư hại do động đất ở phía bắc Lombok, tỉnh West Nusa Tenggara, ngày 8/8. Ảnh: THX.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-5
 Người dân Indonesia dựng lều ở tạm tại Pemenang, Đảo Lombok, ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-6
Bên trong một trường tiểu học ở Bắc Lombok sau cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter. Ảnh: THX. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-7
 Thống đốc Tây Java và cảnh sát West Nusa Tenggara đứng trước một bệnh viện bị đóng cửa khi một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Lombok ngày 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-8
 Một cầu tàu bị phá hủy sau trận động đất trên đảo Gili Trawangan hôm 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-9
Những du khách này đạp xe đi tìm nước sạch trên đảo Gili Trawangan hôm 9/8. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-10
 Các binh sĩ Indonesia chuyển đồ tiếp tế đến cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi động đất tại Mataram, Lombok, ngày 9/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-11
Bên trong một nhà hàng không một bóng người trên đảo Gili Trawanga. Ảnh: Reuters. 

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-12
Rất đông du khách đã đổ xô tới bờ biển trên đảo Gili Trawangan để chờ được sơ tán. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-13
 Một tòa nhà bị đổ sập tại cảng Bangsal, Pemenang, ngày 8/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-14
 Du khách nước ngoài đứng gần những tòa nhà đổ nát sau động đất ở Pemenang, Bắc Lombok, ngày 6/8. Ảnh: Reuters.

Hau qua khung khiep tran dong dat tai Indonesia, 380 nguoi chet-Hinh-15
Một con đường bị hư hại tại huyện Kayangan, Bắc Lombok, trong bức ảnh chụp ngày 7/8. Ảnh: Reuters. 

Giới tinh hoa Iran nói gì về nguy cơ chiến tranh với Mỹ?

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia Iran đã đưa ra những nhận định riêng liên quan đến vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman tuần trước, cũng như nguy cơ xung đột quân sự bùng phát giữa Mỹ và Iran sau sự cố này.

Theo Al Jazeera, ngay cả trong hoàn cảnh bình thường, một vụ tấn công tàu chở dầu gần eo biển Hormuz - tuyến hàng hải quan trọng trong hoạt động cung cấp dầu của thế giới nằm giữa Iran và Oman - cũng trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, vụ hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công trên Vịnh Oman ngày 13/6 vừa qua càng khiến sự cố này trở thành mối đe dọa lớn đối với không chỉ thương mại toàn cầu, mà còn cả an ninh-hòa bình trong khu vực và quốc tế.