Cảnh báo nạn lừa đảo núp bóng "hot girl tỉa nến"

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo dấu hiệu lừa đảo từ các đối tượng tự xưng chuyên gia đọc lệnh, hot girl tỉa nến, người dẫn đường... trong lĩnh vực tài chính 4.0.

Ngày 19/8, Cục An ninh mạng và phòng, chống phạm tội sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo từ hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO).
Canh bao nan lua dao nup bong
Bộ Công an cảnh báo người dân cảnh giác trước hành  vi lừa đảo kiểm mới.
Theo A05, giao dịch quyền chọn nhị phân là hình thức đầu tư tài chính, giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tài sản như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số... tại thời điểm dự đoán.
Nếu dự đoán đúng, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận theo tỉ lệ sàn đưa ra; nếu dự đoán sai, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền cho giao dịch.
Gần đây, hàng trăm sàn giao dịch quyền chọn nhị phân được lập và giới thiệu là sản phẩm của công nghệ tài chính nước ngoài, gắn mác ứng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc cách mạng 4.0, sử dụng các công cụ truyền thông, báo chí để quảng bá cho các sản phẩm của mình làm cho nhà đầu tư lầm tưởng các sàn này đã được cấp phép tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có tổ chức tín dụng được phép thực hiện kinh doanh ngoại hối; các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân trên không thuộc đối tượng được xem xét, cấp phép.
Mặc dù các sàn BO được giới thiệu là sàn của nước ngoài, được cấp phép tại nước ngoài nhưng thực chất đây là sàn do các tổ chức, cá nhân người Việt Nam thiết lập và điều hành, sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thu hút và phát triển số lượng nhà đầu tư; ví dụ như mô hình hoạt động của các sàn: Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, Remitex, Ares BO, Binanex, Fxtradingmarket, GardenBO, Hitoption...
Các đối tượng cam kết lợi nhuận với người chơi, chia hoa hồng cao khi lôi kéo được người chơi mới. Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ can thiệp vào giá, điều chỉnh thắng thua nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người chơi, hoặc đóng cửa hệ thống để chiếm đoạt tài sản người chơi.
Để thu hút sự quan tâm của người chơi, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để khoe khoang "thành tích", sự giàu có của mình. Một số đối tượng tự xưng như: “Chuyên gia đọc lệnh, hotgirl tỉa nến, thợ đục sàn…”, các đối tượng này tự nhận là chuyên gia, người dẫn đường, người tiên phong, người truyền cảm hứng... trong lĩnh vực tài chính 4.0.
Canh bao nan lua dao nup bong
"Hotgirl tài chính" trên MXH thực chất là thuê, mượn xe để "sống ảo".
Đây thực chất là thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ người chơi tham gia hoạt động của các sàn BO. Các đối tượng này thường "khoe" độ giàu có của mình trên mạng xã hội, có thu nhập cao thông qua đầu tư tại các sàn Wefinex và các sàn BO khác trong hệ sinh thái của Wefinex như: Pocinex, Deniex, Remitex, AresBO, Bitono...
Khi tham gia vào các sàn giao dịch như nêu trên người chơi có nguy cơ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, các sàn giao dịch trên sử dụng tiền ảo BTC, ETH, USDT để giao dịch, do vậy người tham gia sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.
A05 khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các tổ chức, cá nhân không quảng cáo, môi giới, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
>>> Mời quý độc giả xem video:  Cô gái bị 'ném đá' vì muốn tự lập nhưng bạn trai phải cho tiền mua chứng khoán

Nguồn: iHay


Chém người hàng xóm suýt chết để… trả “mối thù” 10 năm trước

Do ôm mối thù từ 10 năm trước, Sơn đã dùng dao chém người hàng xóm suýt chết rồi bỏ trốn.

Ngày 19/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã tạm giữ hình sự Võ Hoàng Sơn (24 tuổi; ngụ xã Đông Thái, huyện An Biên) về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân là ông Trần Thanh Toàn (45 tuổi), hàng xóm với Sơn.
Chem nguoi hang xom suyt chet de… tra “moi thu” 10 nam truoc

Đối tượng Võ Hoàng Sơn. 

Thủ tướng: Sẽ xuất cấp dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để người dân chấp hành theo tinh thần “ai ở đâu ở đó” thì phải đáp ứng cơ bản nhu cầu của họ.

Chiều 18/8, Thường trực Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về công tác phòng chống dịch COVID-19, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Điều trông thấy sau khi ông Trần Hùng bị bắt là gì?

Việc ông Trần Hùng bị khởi tố, bắt giam vì có những dấu hiệu Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến nhiều người bất ngờ.

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Hùng, kiểm soát viên chính, cựu Tổ trưởng Tổ 304 (nay là Tổ trưởng Tổ 1444) thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Ông Trần Hùng bị khởi tố do có liên quan vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Môi giới hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát; Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan.