Căng thẳng Biển Đông, Indonesia tái lập đội máy bay săn ngầm

(Kiến Thức) - Sau hàng chục năm ngưng hoạt động, Hải quân Indonesia đã quyết định tái thành phi đội máy bay săn ngầm mới để đối phó với căng thẳng trên biển Đông.

Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời Tư lệnh Hải quân Indonesia – Đô đốc Ade Supandi cho biết, Indonesia đang lên kế hoạch tái thành lập phi đội máy bay săn ngầm mới trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện tại. Được biết trước đây Hải quân Indonesia cũng từng duy trì có một phi đội máy bay chống ngầm nhưng là vào những năm 1970.
Phi đội máy bay săn ngầm mới của Hải quân Indonesia có tên gọi Skuadron Udara 100, bước đầu sẽ được trang bị khoảng 11 chiếc trực thăng AS565 Panthers do hãng Airbus chế tạo. 
Những chiếc trực thăng săn ngầm AS565 Panthers mới của Indonesia được phát triển dành riêng cho hoạt động tác chiến trên biển trong đó bao gồm cả khả năng chống ngầm nhờ được trang bị hệ thống định vị thủy âm và các ống phóng ngư lôi chống ngầm tiên tiến.
Cang thang Bien Dong, Indonesia tai lap doi may bay san ngam
Trực thăng đa nhiệm AS565 Panthers do Airbus Helicopters chế tạo tại một triển lãm hàng không.
Cũng theo Đô đốc Ade Supandi trong một bài phỏng vấn với hãng thông tấn Antara vào hôm 17/6 cho hay, Hải quân Indonesia đang muốn tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm của nước này. Tuy nhiên các loại vũ khí mới sắp đưa vào trang bị phải đảm bảo khả năng tương thích với các nền tảng vũ khí mà Hải quân Indonesia đang sử dụng. Và với tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện tại việc Hải quân Indonesia duy trì một phi đội máy bay chống ngầm là cần thiết, Đô đốc Supandi nhấn mạnh.
Một nguồn tin từ Hải quân Indonesia tiết lộ với Jane’s rằng, kế hoạch tái thành lập phi đội máy bay chống ngầm của Indonesia đang được nước này triển khai. Tuy nhiên thời gian phi đội này đi vào hoạt động vẫn chưa được công bố một phần là do những chiếc AS565 Panthers vẫn chưa được chuyển giao cho Hải quân Indonesia.
Phi đội Skuadron Udara 100 sẽ được đặt căn cứ chính tại căn cứ không quân Hải quân Indonesia Juanda, Surabaya. Trong khi đó, phía Airbus sẽ hoàn tất việc chuyển giao 11 chiếc AS565 Panthers cho Indonesia từ nay cho đến năm 2017, các máy bay này sẽ hoạt động song song trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp SIGMA của nước này hoặc với các tàu hộ vệ lớp Bung Tomo.

Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc cho tàu chiến

(Kiến Thức) - Một quan chức cấp cao của Hải quân Indonesia vừa xác nhận nước này đã lắp các tên lửa chống hạm C-705 Trung Quốc lên tàu tên lửa tấn công nhanh KCR-60M.

Thông tin này đã được vị quan chức của Hải quân Indonesia tiết lộ với Tạp chí Jane’s vào ngày 19/5 trong chuyến thăm tàu tên lửa tấn công nhanh KRI Tombak lớp KCR-60M tại Căn cứ hải quân Changi nhân dịp Triển lãm Quốc phòng Hàng hải (IMDEX 2015) tại Singapore.
Cùng với tàu tên lửa tấn công nhanh lớp KCR-60M, tại IMEX 2015 lần này Hải quân Indonesia còn mang tới cả tàu hộ tống KRI John Lie (358) lớp Bung Tomo.

Xe tăng Tiger II Đức: "Đi vào vết xe đổ" Tiger I

(Kiến Thức) - Người Đức kỳ vọng xe tăng hạng nặng Tiger II giúp họ xoay chuyển được cục diện chiến trường, nhưng chúng lại tiếp bước "vết xe đổ" từ Tiger I.

Mùa hè năm 1943, các binh đoàn thiết giáp Đức đã đại bại trước Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch Kursk. Về lí thuyết, những chiếc xe tăng hạng nặng Tiger I với pháo 88mm có thể bắn xuyên giáp trước của xe tăng hạng nặng T-34 từ cự li rất lớn 1.000-1.500m, trong khi T-34 chỉ có thể bắn xuyên giáp trước dày hơn 100mm của Tiger I từ cự li 150-200m. Nhưng thực tế chiến trường lại rất khác, những chiếc Tiger I nặng nề gần 60 tấn thép đã bị T-34 lợi dụng địa hình để cơ động bao vây, chia cắt, tạt sườn… 
Thua đau trước Hồng quân Liên Xô và mất thế chủ động trên chiến trường, phát xít Đức đẩy mạnh việc chế tạo mẫu xe tăng mới mạnh mẽ hơn. Cũng giống như Tiger I, Henschel & Son đảm nhận việc thiết kế và cho ra đời xe tăng hạng nặng Tiger II. Loại xe này còn được biết đến với cái tên “King Tiger” (Hổ vương).