Cẩn trọng với “ma trận” sản phẩm gắn mác điều hòa “móc túi” khách hàng

(Kiến Thức) - Mới đầu hè song thị trường sản phẩm gắn mác “điều hòa” như: chiếu điều hòa, màn điều hòa, áo điều hòa…với muôn vàn mẫu mã đã bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nhưng chất lượng ra sao không phải ai cũng biết.

Theo khảo sát của Kiến Thức, trên thị trường cũng như "chợ" online, các mặt hàng chiếu điều hòa, màn điều hòa, quạt điều hòa, áo chống nắng gắn điều hòa ngăn tia UV, chống ung thư…dù có giá bạc triệu nhưng vẫn liên tục "cháy" hàng do sức mua ngày càng lớn.
Các sản phẩm này được quảng cáo có những công dụng tuyệt vời như: áo, chiếu điều hòa ngăn tia UV, làm mát cơ thể…gây tò mò cho nhiều người. Cũng theo quảng cáo, các sản phẩm này đều có nguồn gốc Nhật Bản, Thái Lan và đặc biệt an toàn.
Chị Bích Bùi – chuyên kinh doanh onlinne cho hay, trong các loại sản phẩm có gắn mác điều hòa thì chiếu điều hòa đang là sản phẩm chị bán rất chạy trên thị trường. Loại sản phẩm này có mẫu mã, chất liệu, giá cả vô cùng đa dạng.
“Điển hình như chiếu điều hòa thông minh làm từ mây tổng hợp, xuất xứ Việt Nam có giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/sản phẩm tùy vào kích thước. Đối với bộ chiếu, gối điều hòa MUJI được quảng cáo là hàng xuất Nhật hiện được bán với giá từ 400.000 - 500.000 dồng/sản phẩm. Còn cao cấp hơn có dòng sản phảm chiếu điều hòa 3D, 4D, chiếu điều hòa Tencel được giới thiệu làm từ gỗ cây sồi có giá từ 550.000 – 800.000 đồng/sản phẩm", chị Bích Bùi nói.
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang
Chiếu điều hòa thông minh làm từ mây tổng hợp được rao bán rầm rộ trên mạng. Ảnh chụp màn hình Facebook.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Kiến Thức, trên thị trường còn rao bán sản phẩm chiếu lụa điều hòa cao cấp cấp kèm gối với giá vô cùng rẻ, thậm chí còn rẻ hơn chiếu cói truyền thống như: 1 chiếu - 1 gối - 1 túi đựng chỉ 120.000 dồng/bộ sản phẩm hay 1 chiếu 2 gối giá 200.000 - 250.000 đồng/bộ tùy kích thước…
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang-Hinh-2
Chiếu lụa điều hòa cao cao cấpđược rao bán từ 120.000 - 250.000 đồng/bộ. Ảnh chụp màn hình Facebook.
Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm chiếu điều hòa đều được người bán quảng cáo bằng những lời có cánh như: “Chiếu điều hòa được làm từ sợi mây tổng hợp, nằm rất mát, mang lại giấc ngủ ngon và sâu trong ngày hè nóng bức. Nằm chiếu và vỏ gối điều hòa, người dùng sẽ không bị đau lưng mà luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Chất liệu làm chiếu hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm bền, đẹp và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe…”.
Mặc dù nghe quảng cáo “mát” tai là thế, thế nhưng những chiếc chiếu điều hòa này có thực sự mát và tiện lợi như quảng cáo hay không thì người tiêu dùng khó mà phân biệt, phải khi dùng rồi mới biết kết quả. Và đã có không ít khách hàng phàn nàn về chất lượng không như quảng cáo.
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang-Hinh-3
 Khó phân biệt chất lượng sản phẩm được gắn mác điều hòa. Ảnh chụp màn hình Facebook.
Chị Hồng Nhung (giáo viên dạy tiếng Hàn ở Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi được shop online chào mua một chiếc chiếu điều hòa với nhiều quảng cáo hấp dẫn. Khi mua hàng, quả thực mẫu mã nhìn bắt mắt. Nhưng sau khi dùng mới biết thực chất chỉ là chiếc chiếu mây thông thường có may thêm 1 lớp vải lót và được gắn thêm chữ “điều hòa” để đánh vào tâm lý người mua. Khi sử dụng thì lớp lót ở chiếu rất dễ rách. Loại chiếu này nếu dùng để trải đệm và ở phòng có điều hòa thì sẽ mát và thoáng hơn chiếu thường đôi chút nhưng nếu sử dụng ở nơi không có điều hòa thì chẳng khác nào 1 chiếc chiếu bình thường”, chị Nhung nói.
Tương tự, các sản phẩm chăn được gắn mác điều hòa cũng được rao bán với giá từ 159.000 – 400.000 đồng/sản phẩm, tùy loại, tùy kích cỡ, màu sắc, chất liệu và nơi bán.
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang-Hinh-4
Các loại chăn điều hòa được rao bán rầm rộ trên mạng. Ảnh chụp màn hình Facebook. 
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang-Hinh-5
Ảnh chụp màn hình Facebook. 
Ngoài chiếu điều hòa, chăn điều hòa, hiện tại những sản phẩm áo điều hòa cũng được rao bán khá thông dụng. Theo lời giới thiệu của một chủ cửa hàng kinh doanh áo chống nắng, chiếc áo chống nắng điều hòa cũng giống như loại áo vải chống nắng thông thường nhưng có gắn thêm hai chiếc quạt nhỏ ở hai bên sườn.
Mỗi chiếc áo chống nắng gắn quạt khi sạc đầy pin có thể sử dụng được từ 5 - 7 tiếng đồng hồ. Người mặc vào khi đi ngoài trời nóng sẽ không bị nóng rát mà hết sức mát mẻ, thông thoáng nhờ hệ thống quạt thổi bên trong áo. Giá của mỗi chiếc áo điều hòa thường dao động khoảng 1.000.000 – 3.000.000 triệu/áo tùy loại.
Can trong voi “ma tran” san pham gan mac dieu hoa “moc tui” khach hang-Hinh-6
Sản phẩm áo điều hòa cũng được rao bán khá thông dụng trên mạng. Ảnh chụp màn hình Facebook. 
Tuy nhiên, trái ngược với lời quảng cáo trên, nhiều người đã sử dụng sản phẩm này lại phản ánh là dùng khá bất tiện bởi chỉ được một khoảng thời gian nhất định vì phải phụ thuộc vào lượng pin.
Ngoài ra, bộ quần áo gắn quạt kèm thêm bộ sạc pin nên nặng hơn nhiều lần so với chiếc áo thông thường, mỗi bộ nặng gần 1,6 kg, khá bất tiện cho người mặc khi di chuyển nhất là phụ nữ. Còn chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của áo thì không ai đảm bảo.
Bên cạnh đó, theo tiết lộ của nhiều khách hàng sau khi mua sản phẩm gắn mác điều hòa, không có bất cứ một giấy tờ nào chứng minh những mặt hàng này có nguồn gốc từ Thái hay Nhật. "Tôi có đặt mua một chiếc chiếu điều hòa được quảng cáo của Nhật với giá hơn 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi nhận được hàng thì chỉ thấy được bọc trong túi nilon, không nhãn mác. Tôi có hỏi lại shop và nhận được câu trả lời: nhận được hàng chuyển về chỉ có thế?!", chị Thu ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội bức xúc nói.
Do đó, trước la liệt các sản phảm gắn mác "điều hòa" người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn mua, cần tìm hiểu kỹ công năng của sản phẩm và chọn những thương hiệu uy tín để tránh bị "hớ" bởi những quảng cáo có cánh.

Phút huy hoàng trước khi phá sản của “bông hồng vàng” Phú Yên

(Kiến Thức) - Từ doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải khu vực miền Trung, Công ty cổ phần Thuận Thảo (GTT) rơi vào thua lỗ kéo dài, âm vốn chủ sở hữu, nợ đọng nhiều năm… khiến nữ đại gia Phú Yên thành con nợ nghìn tỷ.

Mới đây, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá các khoản nợ của công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn của nữ đại gia Phú Yên Võ Thị Thanh và 95 khách hàng cá nhân có liên quan.

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo, là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng. Bà từng được tôn vinh vì nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng Thuận Thảo thành công ty nghìn tỷ. Với những thành tích đạt được, bà Thanh được vinh danh là “Bông hồng vàng”.

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Ảnh: Internet.
 Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Ảnh: Internet.

Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2004 với mục tiêu lấn sân bất động sản sau “đại thắng” trong vận tải hành khách. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dựng công trình dân dụng. Sau gần 10 năm hoạt động, công ty được UBND TP.HCM phê duyệt làm chủ đầu tư dự án khu nhà ở xã hội Tây Sài Gòn.

Quá khứ huy hoàng…

Thời hoàng kim của công ty nữ đại gia Phú Yên nằm trong giai đoạn từ năm 2009 trở về trước, sau khi chuyển từ mô hình doanh nghiệp vận tải lên thành công ty TNHH (tháng 10/2007) và tiếp đến là CTCP (tháng 12/2009).

Đây cũng là giai đoạn GTT liên tục tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới như: dịch vụ lữ hành, chăm sóc sắc đẹp, sản xuất nước uống đóng chai và đặc biệt là bất động sản với tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Trong đó, năm 2004, GTT đưa vào hoạt động nhà máy nước đóng chai Suga và Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo (21.865m2).

Năm 2007, GTT khánh thành Trung tâm hội nghị - triển lãm - dịch vụ du lịch Thuận Thảo và siêu thị Thuận Thảo (2.000m2).

Năm 2008, GTT đưa vào hoạt động Resort & Spa Golden Beach và Khu vui chơi giải trí Thuận Thảo Land.

Năm 2009, GTT khánh thành Khách sạn 5 sao Cendeluxe và Nhà hát Sao Mai (3.500 chỗ ngồi).

Năm 2010, GTT ký bản ghi nhớ với Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên về việc đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu (quy mô 100 ha) với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Thời điểm này, vốn điều lệ của GTT đã lên tới 435 tỷ đồng.

Năm 2011, GTT triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Đà Bàn (20ha) với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau hàng loạt những dự án đầu tư khủng trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của GTT bắt đầu sa sút.

… Đến thua lỗ nghìn tỷ do đầu tư đa ngành

Theo SGĐT, liên tiếp trong 3 năm 2011-2013, lợi nhuận của GTT chỉ đạt trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm và bắt đầu nếm "mùi" thua lỗ kể từ năm 2014 trở đi. Tháng 3/2016, HOSE quyết định đưa GTT vào diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế 2 năm liên tiếp 2014 và 2015 là con số âm.

Đến tháng 4/2016, HOSE tiếp tục có thêm quyết định đưa GTT vào diện hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 30/5/2016, do tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Cụ thể, trong năm 2015, GTT thua lỗ hơn 121 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 161,11 tỷ đồng và khoản 317,54 tỷ đồng chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ gốc cho vay và lãi vay phải thu của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn (NSG).

Do đó, sau khi phải trích lập khoản nợ này, tại ngày 31/12/2015, GTT ghi nhận tổng số lỗ hơn 621,5 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp là 435,03 tỷ đồng (thuộc trường hợp CK bị hủy niêm yết bắt buộc). Từ mức giá 20.000 đồng/CP ngày chào sàn, GTT chia tay HOSE với mức giá trong phiên giao dịch cuối cùng 400 đồng/CP.

Đỉnh điểm, đến tháng 2/2017, cục Thuế Phú Yên – Cơ quan quản lý thuế của CTCP Thuận Thảo - đã có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp này. Quyết định này có hiệu lực đến hết tháng 2/2018.

Khi đó, Phó Cục trưởng cục Thuế – ông Công Văn Lãnh cho biết, tính đến cuối năm 2016, công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế 119 tỷ đồng, trong đó hơn 116 tỷ nợ trên 90 ngày, nhưng doanh nghiệp không trả.

Cho đến cuối năm 2017, số dư nợ thuế của Thuận Thảo không hề giảm mà còn tiếp tục tăng lên. Báo cáo tài chính quý IV/2017 do doanh nghiệp công bố cho thấy, tổng số tiền phải nộp ngân sách Nhà nước của Thuận Thảo là 124,5 tỷ đồng, riêng thuế GTGT gần 60 tỷ đồng và các khoản phí phải nộp khác là 57,4 tỷ đồng.

Dù không còn được phát hành hóa đơn nữa, nhưng từ khi quyết định cưỡng chế của cục Thuế Phú Yên có hiệu lực, CTCP Thuận Thảo vẫn tiếp tục kinh doanh. Mỗi hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ từ đầu tháng 3/2017 tới nay đều phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ, thông báo cho phép của cục Thuế Phú Yên đồng thời Thuận Thảo phải cam kết nộp ngay tiền thuế bằng 18% tổng doanh thu trên hóa đơn.

Tính đến hết tháng 12/2017, Thuận Thảo báo lỗ thêm gần 160 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên 1.079 tỷ đồng - vượt xa mức vốn điều lệ là 435 tỷ đồng. Doanh thu sụt giảm mạnh trong năm do doanh nghiệp của bà Võ Thị Thanh chấp nhận đóng cửa một số mảng kinh doanh so với trước đây.

Trong bản giải trình nguyên nhân thua lỗ, những lý do cố hữu tồn tại thời gian dài vừa qua vẫn được nêu lên: "Các tài sản của công ty đã hoạt động nhiều năm, xuống cấp, trong khi đó công ty không tiếp cận được vốn vay để có nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, đầu tư bổ sung để phát huy hiệu quả kinh doanh".

Lãnh đạo Thuận Thảo cũng nhiều lần lên tiếng thừa nhận sai lầm trong việc đầu tư bất động sản như dự án Khu sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Chưa hết, dự án khách sạn từng được coi là biểu tượng của Phú Yên nhưng quá tầm so với thị trường địa phương. Tài sản của GTT, bao gồm các dự án đang triển khai như Công viên văn hóa du lịch Thuận Thảo và resort tại Phú Yên... đều đã được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Hiện tại, ngoài khoản nợ xấu 2.200 tỷ đồng tại Thuận Thảo Nam Sài Gòn đang bị rao bán, BIDV Phú Tài cũng là chủ nợ lớn nhất của Thuận Thảo với khoản vay 234 tỷ đồng (81,2 tỷ vay ngắn hạn và 152,7 tỷ vay dài hạn).

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán: BID) mới đây lại tiếp tục thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá các khoản nợ của Công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân có liên quan. Tổng dư nợ gốc hơn 1.208 tỷ đồng và tổng dư nợ lãi (tạm tính đến 31/12/2017) là hơn 1.070 tỷ đồng tại BIDV.

4 tài sản đảm bảo cho các khoản nợ được rao bán với giá khởi điểm dự kiến là 845 tỷ đồng, bao gồm 5,2 triệu cổ phiếu CTCP Thuận Thảo thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh và 3 bất động sản tại TPHCM.

Ba bất động sản này nằm tại các địa chỉ: 100B, đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1 (diện tích đất trên 275 m2 và diện tích sàn trên 212 m2); tại Khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, (16,6 ha đất); tại Khu phố 4, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, (5,4 ha đất).

Tiện ích trên điều hòa tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Một số dòng sản phẩm điều hòa có những tiện ích rất tốt cho sức khỏe mà có thể nhiều người không biết.

Một số người dùng điều hòa hầu như chỉ quan tâm đến chế độ bật/tắt, điều chỉnh nhiệt độ, thêm chút quạt gió, chứ hiếm khi quan tâm đến các tiện ích khác.