Căn cứ tàu ngầm Hải Nam: Trung Quốc tăng ảnh hưởng Biển Đông

(Kiến Thức) - Căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội nước này (PLA) trên biển Đông.

Kể từ khi kết thúc Thế chiến II và với việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hải Nam đã được coi là một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc. 
Các cảng ngầm dành cho tàu ngầm của Trung Quốc được xây dựng trên hòn đảo của tỉnh Hải Nam sẽ giúp ích rất lớn cho PLA trong âm mưu bành trướng trên Biển Đông, biên tập viên của Bloomberg David Tweed nhận định trong một bài bình luận gần đây.
Can cu tau ngam Hai Nam: Trung Quoc tang anh huong Bien Dong
Hình minh họa.
Ông Tweed cho rằng, hạm đội tàu ngầm sử dụng nhiệm liệu diesel và hạt nhân của PLA phản ánh mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình để đảm bảo sự an toàn của tuyến đường biển về thông thương của Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển phía Đông Trung Quốc. Việc này đã gây khó chịu cho các nước láng giềng. 
Để ngăn chặn máy bay trinh sát cũng như máy bay săn ngầm Mỹ phát hiện sự hiện diện của mình, các hang tàu ngầm được xây dựng ở dưới bề mặt nước ở Biển Đông và rất quan trọng cho hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Hải Nam đã trở thành một căn cứ quân sự chính của Hải quân Trung Quốc do các căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông. 
Trong khi vịnh Sanya đã được xây dựng nhiều hơn, thì Vịnh Yalong, ở phía Tây, là một cơ sở phát triển mới cho Hải quân Trung Quốc, theo Felix Chang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối Ngoại ở Philadelphia (Mỹ). Ông Chang nói rằng một có một căn cứ với hai cầu tàu dài có khả năng neo đậu một chiếc tàu sân bay.
Ông Chang cũng cho biết rằng có khả năng lớn là khu căn cứ này được thiết kế cho các tàu ngầm hạt nhân. Bốn trụ cầu đường khác dường như là để neo đậu khoảng 8 chiếc tàu ngầm. Các đường hầm dưới nước rộng 16m dẫn đến các hang động nằm dưới một ngọn đồi nằm về phía Nam của các trụ cầu. 
Trong số 5 tàu hạt nhân của Trung Quốc, 3 chiếc có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2 và 5 chiếc nữa có khả năng sẽ bắt đầu phục vụ Hải Quân Trung Quốc trong thời gian tới, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc.

Hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm

Các hành động khiêu khích và cải tạo đất gần đây của TQ chính là việc "cố tình cắt trái tim hàng hải của ASEAN khỏi khu vực ĐNA một cách từ từ".

Giáo sư Carlyle Thayer - Học viện Quốc phòng Australia, Giám đốc hãng tư vấn Thayer Consultancy - nhận định như vậy ngày 28/4.
“Hành động của Trung Quốc đe dọa gây xói mòn nỗ lực 48 năm của ASEAN trong việc nâng cao sự tự chủ của Đông Nam Á, tránh sự can thiệp của bên ngoài. Trung Quốc mưu toan thay đổi 'thực tế trên thực địa' bằng cách thôn tính biển Đông và đặt biển Đông dưới quyền kiểm soát quân sự và hành chính của nước này”, GS Thayer nhận định.

Ukraine ngừng cấp khí đốt cho ly khai miền đông?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đề nghị xem xét ngừng cung cấp khí đốt cho các lãnh thổ đông nam đất nước không do Kiev kiểm soát.

"Tôi đề xuất đưa câu hỏi này vào cuộc họp Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine. Tôi sẽ trao đổi với Tổng thống về vấn đề này", ông Arseniy Yatsenyuk cho biết tại một cuộc họp bàn về năng lượng.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đe cắt khí đốt cho miền đông.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đe cắt khí đốt cho miền đông.

Nhà lập pháp Philippines hiến kế ngăn Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một cuộc trao đổi, thành viên đảng đối lập Philippines, Neri Colmenares hiến kế để ngăn hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Giữa bối cảnh hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trái phép ở Đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam), thành viên đảng đối lập Bayan Muna kêu gọi Tổng thống Benigno Aquino III củng cố tốt hơn nữa các khu vực mà Manila đang kiểm soát (trái phép) trên Biển Đông.