Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Cận cảnh "quái thú bọc sắt" TOG-2 nặng 90 tấn của Anh

06/03/2016 20:00

(Kiến Thức) - Xe tăng hạng nặng TOG-2 của Quân đội Hoàng gia Anh được thiết kế theo quan điểm đã lỗi thời từ CTTG 1 nên không lạ khi dự án bị bãi bỏ.

Nam Khánh

Tàu đổ bộ Mistral sẽ trang bị pháo phản lực?

Vì sao "thợ săn hổ" Jagdtiger Đức đại bại trong CTTG 2?

Mục kích siêu tăng K2 Hàn Quốc hùng hổ tiến công “địch”

Xem lính Nga tháo mìn hộ tống tên lửa phòng không S-300V

Ảnh QS ấn tượng tuần: Tên lửa Nhật Bản…mất đầu

Theo trang MilitaryFactory, giống như Đức, Liên Xô và Mỹ trong CTTG 2, người Anh cũng đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc thiết kế và phát triển xe tăng hạng nặng. Nhiều thiết kế nổi lên và một trong những nỗ lực hồi đầu chiến tranh là cặp xe TOG như TOG-1 và TOG-2 vào năm 1940.
Theo trang MilitaryFactory, giống như Đức, Liên Xô và Mỹ trong CTTG 2, người Anh cũng đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc thiết kế và phát triển xe tăng hạng nặng. Nhiều thiết kế nổi lên và một trong những nỗ lực hồi đầu chiến tranh là cặp xe TOG như TOG-1 và TOG-2 vào năm 1940.
Cả hai đều được phát triển bởi một ủy ban mà trong đó phần lớn gồm các thành viên vẫn mang tâm lý từ thời CTTG 1 rằng đặc điểm chiến trường vẫn sẽ là rải rác các mạng chiến hào và được bảo vệ bởi các công sự kiên cố.
Cả hai đều được phát triển bởi một ủy ban mà trong đó phần lớn gồm các thành viên vẫn mang tâm lý từ thời CTTG 1 rằng đặc điểm chiến trường vẫn sẽ là rải rác các mạng chiến hào và được bảo vệ bởi các công sự kiên cố.
Do vậy cần những chiếc xe mới, rất nặng nề để thích hợp cho việc phá hủy các chiến hào để hỗ trợ bộ binh đánh bại địch trên địa hình không bằng phẳng. Công việc thiết kế đã được Ủy ban Phát triển xe đặc biệt thông qua và kết quả là xe tăng hạng nặng TOG-2 ra đời. Đó là một con quái thú nặng gần 90 tấn với một kíp xe gồm 6 người.
Do vậy cần những chiếc xe mới, rất nặng nề để thích hợp cho việc phá hủy các chiến hào để hỗ trợ bộ binh đánh bại địch trên địa hình không bằng phẳng. Công việc thiết kế đã được Ủy ban Phát triển xe đặc biệt thông qua và kết quả là xe tăng hạng nặng TOG-2 ra đời. Đó là một con quái thú nặng gần 90 tấn với một kíp xe gồm 6 người.
Xe tăng TOG-2 thừa kế một số yếu tố chính của xe TOG-1. Tháp pháo của nó là sử dụng mẫu của tháp pháo xe tăng Challenger (A30) và hai động cơ điện được lắp đặt để cung cấp khả năng truyền dẫn cần thiết.
Xe tăng TOG-2 thừa kế một số yếu tố chính của xe TOG-1. Tháp pháo của nó là sử dụng mẫu của tháp pháo xe tăng Challenger (A30) và hai động cơ điện được lắp đặt để cung cấp khả năng truyền dẫn cần thiết.
Xe tăng TOG-2 dài 10m và rộng 3,3 m. Kíp xe gồm một lái chính một lái phụ, chỉ huy xe, xạ thủ chuyên dụng và hai người xử lý đạn dược. Việc bảo vệ cho xe gồm lớp giáp bê tông và giáp thép khiến tổng trọng lượng chiến đấu của xe tăng lên đáng kể cũng như hiệu quả của nó.
Xe tăng TOG-2 dài 10m và rộng 3,3 m. Kíp xe gồm một lái chính một lái phụ, chỉ huy xe, xạ thủ chuyên dụng và hai người xử lý đạn dược. Việc bảo vệ cho xe gồm lớp giáp bê tông và giáp thép khiến tổng trọng lượng chiến đấu của xe tăng lên đáng kể cũng như hiệu quả của nó.
Động cơ của xe là một động cơ diesel – điện 12 xi lanh Paxman – Ricardo tạo ra 600 mã lực và phối hợp với 2 động cơ điện. Tốc độ của nó trên đường có bề mặt lý tưởng đạt 8,5 dặm một giờ nhưng phạm vi hoạt động của nó chỉ 50 dặm.
Động cơ của xe là một động cơ diesel – điện 12 xi lanh Paxman – Ricardo tạo ra 600 mã lực và phối hợp với 2 động cơ điện. Tốc độ của nó trên đường có bề mặt lý tưởng đạt 8,5 dặm một giờ nhưng phạm vi hoạt động của nó chỉ 50 dặm.
Về mặt cấu trúc, TOG-2 là một chiếc xe khổng lồ nhưng với mẫu hình hộp đã lỗi thời. Bề mặt dọc của xe được chế tạo nhỏ nhưng có giáp dày và nặng để giúp bảo vệ cơ bản cho xe trước đạn bắn vào. Theo Wikipedia, giáp của xe tăng TOG-2 dày 114mm ở phía trước tháp pháo, 76mm ở hai bên và phía trước xe và phía sau xe tăng dày 50mm.
Về mặt cấu trúc, TOG-2 là một chiếc xe khổng lồ nhưng với mẫu hình hộp đã lỗi thời. Bề mặt dọc của xe được chế tạo nhỏ nhưng có giáp dày và nặng để giúp bảo vệ cơ bản cho xe trước đạn bắn vào. Theo Wikipedia, giáp của xe tăng TOG-2 dày 114mm ở phía trước tháp pháo, 76mm ở hai bên và phía trước xe và phía sau xe tăng dày 50mm.
Tháp pháo đặt trên thượng tầng của thân xe làm vị trí ngồi của lái xe và cũng mang nét chính của thiết kế thời đó là vuông góc với mặt phẳng xe. Vũ khí chính của xe là một pháo QF 17 cỡ nòng 76,2mm và một súng máy chống bộ binh Besa cỡ nòng 7,92mm đồng trục với pháo chính.
Tháp pháo đặt trên thượng tầng của thân xe làm vị trí ngồi của lái xe và cũng mang nét chính của thiết kế thời đó là vuông góc với mặt phẳng xe. Vũ khí chính của xe là một pháo QF 17 cỡ nòng 76,2mm và một súng máy chống bộ binh Besa cỡ nòng 7,92mm đồng trục với pháo chính.
Theo trang wiki.wargaming, xe tăng TOG-2 có ưu điểm là bắn nhanh, sức công phá và độ chính xác tuyệt vời, có thể hạ gục bất kỳ xe tăng hạng trung, hạng nặng nào. Tuy nhiên nhược điểm của nó là có kích thước khổng lồ và tốc độ chậm nên dễ trở thành mục tiêu. Do kích thước lớn, TOG-2 rất dễ bị pháo chống tăng nhắm bắn.
Theo trang wiki.wargaming, xe tăng TOG-2 có ưu điểm là bắn nhanh, sức công phá và độ chính xác tuyệt vời, có thể hạ gục bất kỳ xe tăng hạng trung, hạng nặng nào. Tuy nhiên nhược điểm của nó là có kích thước khổng lồ và tốc độ chậm nên dễ trở thành mục tiêu. Do kích thước lớn, TOG-2 rất dễ bị pháo chống tăng nhắm bắn.
Pháo của TOG-2 có nhiều khả năng để gây thiệt hại chết người cho các đối thủ của nó. Tuy vậy, thân xe rất dài cũng khiến nó rất khó để bắn. Thông thường phạm vi cự li tốt nhất để bắn của nó là khoảng 360 m. Trong ảnh là pháo QF-17, loại pháo được dùng làm pháo chính cho xe tăng TOG-2.
Pháo của TOG-2 có nhiều khả năng để gây thiệt hại chết người cho các đối thủ của nó. Tuy vậy, thân xe rất dài cũng khiến nó rất khó để bắn. Thông thường phạm vi cự li tốt nhất để bắn của nó là khoảng 360 m. Trong ảnh là pháo QF-17, loại pháo được dùng làm pháo chính cho xe tăng TOG-2.
Xe tăng này đã trải qua đánh giá từ năm 1941 nhưng đến suốt mùa hè năm 1943 vẫn chỉ ở trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên thời gian này, phát triển xe tăng đã thay đổi đáng kể và quân đội Anh đã đưa vào sử dụng các loại xe tăng lớn hơn của Mỹ - bao gồm cả M4 Sherman nên dự án chế tạo TOG-2 bị bãi bỏ.
Xe tăng này đã trải qua đánh giá từ năm 1941 nhưng đến suốt mùa hè năm 1943 vẫn chỉ ở trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên thời gian này, phát triển xe tăng đã thay đổi đáng kể và quân đội Anh đã đưa vào sử dụng các loại xe tăng lớn hơn của Mỹ - bao gồm cả M4 Sherman nên dự án chế tạo TOG-2 bị bãi bỏ.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status