Cán bộ suy thoái về chính trị, đạo đức sẽ bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa sẽ bị xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành từ 20/8/2020.
Theo Nghị định, tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: 1. Chính trị, tư tưởng; 2. Đạo đức, lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật; 5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Nghị định cũng quy định rõ về tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
1. Thực hiện tốt các quy định thuộc tiêu chí chung nêu trên;
2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
4. 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Can bo suy thoai ve chinh tri, dao duc se bi xep loai khong hoan thanh nhiem vu
Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ có hiệu lực từ 20/8/2020. (Ảnh minh hoạ) 
Cán bộ được xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đảm bảo các tiêu chí sau:
1. Đáp ứng các tiêu chí chung quy định;
2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
4. 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ như sau:
1. Đáp ứng các tiêu chí chung quy định;
2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
4. Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Nghị định cũng quy định rõ tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó, cán bộ có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
1. Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
2. Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
5. Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ về tiêu chí xếp loại công chức, viên chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức.

20 đối tượng 'hỗn chiến' náo loạn đường phố, 2 người nguy kịch

(Kiến Thức) - Công an thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang điều tra làm rõ vụ việc hơn 20 đối tượng sử dụng súng, hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 23h30’, ngày 12/8, tại đường Trần Hưng Đạo, thuộc khu phố Vĩnh Thành, phường Trung Sơn, TP. Sầm Sơn đã xảy ra một vụ “hỗn chiến” giữa 2 nhóm thanh niên do đối tượng Cao Sỹ Phong (Phong Đầm), sinh năm 1981, ở khu phố Dũng Liên, phường Trung Sơn cầm đầu với nhóm của đối tượng Nguyễn Hùng Anh (Út Chật), sinh năm 1988, ở khu phố Vĩnh Thành, phường Trung Sơn, TP. Sầm Sơn; trong đó, có khoảng hơn 20 đối tượng sử dụng vũ khí nóng (súng côn), hung khí nguy hiểm hò hét, chửi bới, ném gạch đá, chai thuỷ tinh, đuổi chém nhau trên đường.

Người Trung Quốc mắc COVID-19 vượt biên vào Việt Nam làm gì?

Bệnh nhân Trung Quốc mắc COVID-19 cùng 7 người khác vượt biên trái phép vào Việt Nam. Nhóm người này khai nhận vào TP.HCM để trốn dịch COVID-19 và tìm việc làm.

Chiều 14/8, Bộ Y tế công bố 18 ca mắc COVID-19 mới trên toàn quốc, trong đó, bệnh nhân thứ 912 mang quốc tịch Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép qua biên giới phía bắc vào Việt Nam. Nhóm nhập cảnh trái phép gồm 8 người, 1 người trong số họ được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2.

Án chồng án, ông Đinh La Thăng sẽ ngồi bao năm tù?

(Kiến Thức) - Trường hợp ông Thăng bị kết tội trong vụ án này, theo quy định của pháp luật thời hạn tù mà ông Đinh La Thăng phải chấp hành theo bản án mới được trừ đi thời gian đã chấp hành án đối với các bản án cũ mà tổng hợp hình phạt của cả bốn bản án không quá 30 năm tù.

Ngày 14/8, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, khám xét và bắt tạm giam đối với 4 bị can: Đinh La Thăng (từng là Bộ trưởng Giao thông vận tải); Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải); Nguyễn Chí Thành (quyền Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải); Lê Trung Cường (chuyên viên Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải).