Cán bộ gây oan sai không phải trực tiếp xin lỗi

Viện KSND Tối cao cho rằng, nhiều vụ án oan sai gây bức xúc rất lớn cho gia đình và người dân nên nếu người trực tiếp gây oan sai có mặt tại buổi xin lỗi sẽ khó đảm bảo vấn đề an ninh trật tự.

Trước đó, đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM kiến nghị, các cơ quan, đơn vị cần bắt buộc cán bộ, nhân viên gây oan sai ngoài việc chịu kỷ luật, phải trực tiếp xin lỗi, nhận lỗi với nhân dân, tránh tình trạng những buổi lễ xin lỗi chỉ là hình thức và không tạo niềm tin của nhân dân vào công lý.
Can bo gay oan sai khong phai truc tiep xin loi
Ảnh: nguoiduatin. 
Tuy nhiên, Viện KSND Tối cao dẫn Nghị định 68/2018 của Chính phủ thể hiện, việc xin lỗi và cải chính công khai phải do lãnh đạo viện kiểm sát trình bày bởi việc phục hồi danh dự, nhân phẩm cho người khác là trách nhiệm công vụ, không phải quan hệ dân sự. Nghị định 68 cũng không quy định người gây oan sai khi thi hành công vụ phải bắt buộc có mặt tại buổi xin lỗi. Ngoài ra, người thi hành công vụ khi tham gia tố tụng là thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao nên nếu có sai, xin lỗi là trách nhiệm của Nhà nước, không phải cá nhân. Viện kiểm sát cũng xác định, chứng minh oan sai phải mất nhiều thời gian và có thể, những người trực tiếp gây oan sai đã chuyển công tác, nghỉ hưu thậm chí đã mất… và việc yêu cầu họ xin lỗi sẽ không khả quan.
Viện KSND Tối cao khẳng định, trước các buổi cải chính và xin lỗi công khai, viện kiểm sát có trách nhiệm phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc phục hồi danh dự, thể hiện rõ yếu tố “văn minh pháp lý” của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; không thể tổ chức sơ sài, hình thức đồng thời đảm bảo cho người được phục hồi danh dự có thể trình bày ý kiến và nguyện vọng...

Một vận động viên treo cổ ở trung tâm huấn luyện

Nam vận động viên của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Nghệ An tử vong trong tư thế treo cổ tại trung tâm.

Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (TP Vinh, Nghệ An) Trần Văn Trí cho biết, khoảng 13h chiều nay, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Nghệ An (số 6 đường Đào Tấn) một nam vận động viên được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.
Mot van dong vien treo co o trung tam huan luyen
Khu vực nhà thi đấu tập luyện boxing nơi xảy ra sự việc

Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xin từ chức: Ai thay thế?

(Kiến Thức) - GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có đơn xin từ chức và đã được chấp thuận. Theo đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã có người thay thế.

GS.TS Phạm Quang Minh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiệm kỳ 2016 - 2020. Đến tháng 10 năm nay, ông Minh sẽ hết nhiệm kỳ hiệu trưởng. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, ông đã xin từ nhiệm sớm.

Quán quân Olympia du học không về nước: Đừng trách du học sinh

(Kiến Thức) - Khao khát của các em khi được du học là cần có một môi trường làm việc tốt và có điều kiện thể hiện, cống hiến tài năng, sức lực của mình. Thời đại hiện nay đã toàn cầu hóa, hội nhập, làm việc ở đâu mà có cơ hội, điều kiện tốt thì các em làm. Đó là một thực tế.

Ngay khi nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đăng quang Đường lên đỉnh Olympia 2020 và nhận một suất học bổng 40.000 USD, trên mạng xã hội lại tiếp tục xuất hiện những bình luận “Chúc mừng nước Úc”. Thậm chí nhiều ý kiến tranh cãi, tỏ ra không hài lòng về việc các quán quân Olympia sau khi đi du học không trở về đóng góp cho đất nước.
Năm 2020, tròn 20 năm chương trình đường lên đỉnh Olympia tổ chức tại Việt Nam và đã có hơn 3.000 học sinh tham gia cuộc thi này. Con số đi du học sau chương trình rất lớn không dừng lại chỉ ở 20 quán quân cuộc thi qua các năm. Tuy nhiên, thực tế rất ít du học sinh sau khi tốt nghiệp trở về đất nước để làm việc.