Cán bộ, công chức Hà Nội phải hạn chế nói ngọng, nói lắp

(Kiến Thức) - Theo dự thảo về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của Sở VH&TT Hà Nội, cán bộ, công chức phải hạn chế nói ngọng, nói lắp, dùng ngôn từ địa phương…

Sở VH&TT Hà Nội vừa trình UBND TP dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP.
Mục đích nhằm định hướng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội chuẩn mực văn hóa phát ngôn trong giải quyết công việc, quan hệ công tác với tổ chức và cá nhân.
Đối tượng áp dụng gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội.
Theo dự thảo, việc phát ngôn được thực hiện trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính (trong trường hợp cần thiết, cấp thiết hoặc do lãnh đạo phân công). Cán bộ, công chức khi phát ngôn không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân.
Can bo, cong chuc Ha Noi phai han che noi ngong, noi lap
 
Ngoài ra, những người khi phát ngôn phải có tác phong tự tin, cử chỉ đúng mực, tôn trọng các giá trị văn hóa và sự khác biệt trong quá trình phát ngôn, không ngắt lời người khác khi chưa thực sự cần thiết.
Về ngôn ngữ sử dụng trong phát ngôn cần đảm bảo dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương; tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ…
Dự thảo quy định cũng nêu việc khi người cùng giao tiếp nóng giận, bức xúc thì cán bộ, công chức Hà Nội phải bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích, động viên, chia sẻ. Tuyệt đối không nóng giận, xúc phạm hay dùng vũ lực đối với người khác, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Đồng thời, người vi phạm chuẩn mực văn hóa phát ngôn tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật theo quy định.

Đề nghị sửa Luật Cán bộ công chức: “Không chỉ để xử lý người về hưu“

“Cử tri và công luận rất bức xúc trước việc đề bạt, bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn bỏ lọt một số cán bộ có năng lực yếu kém, nhiều sai phạm”.

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018. Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi Luật Cán bộ công chức và xây dựng Luật Nhà giáo.

Tranh cãi “không mặc quần jeans tới công sở là ngu dốt thời trang”

Những người đang gân cổ lên tranh cãi việc UBND TP Cần Thơ cấm công chức mặc quần jeans đi làm là thiếu hiểu biết tối thiểu về thời trang.

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2346/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của thành phố.

Theo đó, tại chương 2, điều 3 của Quyết định này có ghi rõ, cán bộ, công chức không mặc quần jeans, áo thun các loại (kể cả nam và nữ) tới công sở.

Ngay lập tức, quy định trên của UBND TP Cần Thơ đã tạo nên những ý kiến trái chiều trong công chúng.
Ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, đơn vị tham mưu soạn thảo quy tắc trên cho UBND TP Cần Thơ giải thích trên truyền thông: Trước khi soạn thảo, Sở Nội vụ đã có nghiên cứu và thấy quần jeans có xuất xứ từ các nước châu Âu, dành cho những người lao động mặc khi đi làm việc, sản xuất hoặc là đi chăn bò, chăn cừu.

Theo ông Hoàng Ba, với ý nghĩa như thế, quần jeans không phải là trang phục phù hợp dành cho nhân viên công sở thuộc TP Cần Thơ.