Video: Thị trường xe điện hưởng lợi khi cấm xe máy xăng dầu (Theo HTV). Tại tọa đàm "Chuyển đổi xe máy xăng ở nội đô: Vì một Hà Nội xanh" mới đây, ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, trên địa bàn Hà Nội hiện có 6,9 triệu xe máy và xấp xỉ gần 1,5 triệu xe máy của các tỉnh khác thường xuyên hoạt động.
Trong đó, 70% là xe cũ, xe máy chiếm tới 95% tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các phương tiện này tạo ra lượng lớn chất ô nhiễm như HC, CO, NOx và bụi mịn PM10, chiếm từ 58–74% tổng lượng phát thải giao thông tại Hà Nội.
Trong đó, 70% là xe cũ, xe máy chiếm tới 95% tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các phương tiện này tạo ra lượng lớn chất ô nhiễm như HC, CO, NOx và bụi mịn PM10, chiếm từ 58–74% tổng lượng phát thải giao thông tại Hà Nội.

Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải pháp giảm phát thải. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp & Môi trường phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết, để trình phê duyệt trước ngày 25/7/2025. Sau khi ban hành, lộ trình dự kiến cho thấy: từ ngày 1/7/2026, Hà Nội chính thức cấm lưu thông xe máy, mô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) trong nội đô Vành đai 1.
Các biện pháp chuẩn bị bao gồm hỗ trợ đổi xe cũ sang xe điện, triển khai các loại phương tiện công cộng thích hợp và xây dựng hạ tầng phù hợp.
Các biện pháp chuẩn bị bao gồm hỗ trợ đổi xe cũ sang xe điện, triển khai các loại phương tiện công cộng thích hợp và xây dựng hạ tầng phù hợp.

Điểm đáng chú ý là Hà Nội đang nghiên cứu thử nghiệm loại hình xe buýt mini (8–12 chỗ) trong khu vực Vành đai 1 để gia tăng mật độ điểm dừng, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận. Theo ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Tài chính – Đầu tư, Sở Xây dựng, mục tiêu là tạo dịch vụ vận tải công cộng phù hợp, giúp người dân dễ dàng chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.
Loại xe nhỏ này có ưu điểm về tần suất cao, linh hoạt hoạt động trên các tuyến nhỏ, dễ tiếp cận các hẻm, ngõ sâu. Đây là lộ trình chuyển giao hợp lý trước khi dừng hoạt động xe máy xăng.
Loại xe nhỏ này có ưu điểm về tần suất cao, linh hoạt hoạt động trên các tuyến nhỏ, dễ tiếp cận các hẻm, ngõ sâu. Đây là lộ trình chuyển giao hợp lý trước khi dừng hoạt động xe máy xăng.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện xanh. Với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, phương tiện công cộng thì sẽ có cơ chế hỗ trợ về lãi suất vay để doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi, hoặc chính sách liên quan đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông xanh, nhằm giải quyết vấn đề lo ngại về trạm sạc. Cái này chúng tôi đặt lên hàng đầu vì muốn phát triển giao thông xanh thì đáp ứng về hạ tầng rất quan trọng", ông Long thông tin.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra lớn: làm sao để hỗ trợ người dân, đặc biệt nhóm thu nhập thấp, không bị ảnh hưởng quá mức khi buộc phải chuyển đổi phương tiện? Việc tổ chức mạng lưới buýt mini đủ hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp thói quen di chuyển, hay xây dựng đủ hạ tầng sạc… là những bước đi cần sát sao.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra lớn: làm sao để hỗ trợ người dân, đặc biệt nhóm thu nhập thấp, không bị ảnh hưởng quá mức khi buộc phải chuyển đổi phương tiện? Việc tổ chức mạng lưới buýt mini đủ hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp thói quen di chuyển, hay xây dựng đủ hạ tầng sạc… là những bước đi cần sát sao.

Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội đẩy mạnh chính sách vùng phát thải thấp và chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trong thời gian tới. Các chuyên gia cũng nhận định, việc thay thế xe cũ bằng xe điện hoặc xe đạt chuẩn có thể giúp giảm 35-40% lượng khí CO và HC, đồng thời cải thiện chất lượng không khí và tiết kiệm năng lượng.