Cảm hứng bóng đá phải giúp làm đất nước tốt đẹp lên

Những hình ảnh say đắm, đẹp đến kỳ vĩ khiến ta rơi nước mắt, chắc chắn sẽ sẽ là trải nghiệm duy nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời…

Trong cuộc đời chúng ta, những tín đồ bóng đá, cho đến thời điểm này, chắc đã từng xem với niềm say mê rất nhiều trận cầu đỉnh cao, từ những trận chung kết cúp bóng đá thế giới, giải vô địch châu Âu, cúp C1 hay những giải đấu cực kỳ chuyên nghiệp ở Italia, Anh, Tây Ban Nha…

Nhiều chàng trai, cô gái đã từng đắm say, mộng tưởng đến những nghệ sĩ sân cỏ có lối đá của những thiên tài như Pele, Diego Maradona, Roberto Baggio… Ta đã dệt bao nhiêu mộng ước và khát vọng nhờ bóng đá.

Các cầu thủ U23 Việt Nam trong trận chung kết quả cảm trước Uzbekistan trên mặt sân phủ tuyết trắng ở Thường Châu, Trung Quốc (Ảnh: AFC).
 Các cầu thủ U23 Việt Nam trong trận chung kết quả cảm trước Uzbekistan trên mặt sân phủ tuyết trắng ở Thường Châu, Trung Quốc (Ảnh: AFC).

Nhưng tôi dám chắc rằng chưa có trận cầu nào tạo nên nhiều cảm xúc và cho ấn tượng mạnh mẽ như trận cầu chiều qua: Trận chung kết giải U23 châu Á 2018 giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan. Cho dù "các nhà vô địch trong tim người hâm mộ" đã kiên cường chiến bại ở tận phút cuối cùng.

Chắc chắn là như vậy bởi vì:

Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, một đội tuyển của quốc gia thi đấu trận chung kết ở đẳng cấp cao nhất: châu Á.

Lần đầu tiên, các cầu thủ yêu quí chơi bóng giữa trời tuyết trắng bời bời, điều kiện thi đấu họ chưa bao giờ quen và chưa hề trải nghiệm. Hình ảnh những chàng trai áo đỏ như những con rồng lửa đạp trên tuyết trắng, tả xung hữu đột, quả cảm bay lượn trên khoảng sân trộn giữa cỏ xanh và tuyết trắng, rồi bàn thắng đẹp như siêu tưởng… gây xúc động mãnh liệt.

Những màn đấu bóng căng thẳng, đẹp đến kỳ vĩ khiến ta rơi nước mắt, chắc chắn sẽ sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời.

Cảm xúc tuyệt vời từ trận đấu chiều qua khiến ta phải gào thét đến vỡ tung lồng ngực, bùng nổ, thăng hoa trong đam mê rồi tiếc nuối câm lặng đến tận cùng.

Bóng đá, vẻ đẹp  và sự quyến rũ của nó, khả năng truyền cảm hứng kỳ lạ của nó có thể giúp gì cho chặng đường đi tới  của đất nước và dân tộc này?

Tôi không đồng ý với nhiều người cho rằng chỉ nên coi bóng đá là bóng đá, đó chỉ là môn thể thao đơn thuần. Không phải, bóng đá là văn hóa, bóng đá là lịch sử, bóng đá là tinh thần, là chính trị, là hơi thở hầm hập của những tâm trạng xã hội. Môn thể thao này có sức truyền cảm hứng ghê gớm lắm!

U23 Việt Nam đã thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và sự gắn kết tinh thần và niềm tự hào dân tộc với hành trình như một câu chuyện cổ tích ở giải U23 châu Á 2018. (Ảnh: Vũ Toàn).
 U23 Việt Nam đã thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và sự gắn kết tinh thần và niềm tự hào dân tộc với hành trình như một câu chuyện cổ tích ở giải U23 châu Á 2018. (Ảnh: Vũ Toàn).

Bóng đá làm rung động từ những cậu bé đánh giày, những người lái xe ôm, những cô bác nông dân, nhưng anh chị công nhân, những văn nghệ sĩ, những nhà khoa học, các doanh nhân và những chính trị gia... Không cần dẫn ra đây quá nhiều dẫn chứng. Chỉ chứng kiến niềm hứng khởi không giấu nổi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang… là quá đủ.

Trong suốt giải đấu này, Thủ tướng đã liên tục có sự động viên rất kịp thời với Đội tuyển U23 Việt Nam. Ngay trước trận đấu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tôn vinh đội tuyển và hai cầu thủ xuất sắc nhất bằng huân chương lao động hạng nhất và ba; Nhiều doanh nghiệp lớn và cả những người dân bình thường đã thể hiện tình yêu bóng đá và lòng biết ơn đội tuyển  bằng những phần thưởng  giá trị hơn nhiều triệu USD.

 

Trong trời mưa tuyết ở Thường Châu, Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đã mang hơi ấm quê nhà từ ngàn trùng đến hâm nóng trận đấu, làm cho lạnh như là băng tuyết cũng phải tan chảy… Điều gì có thể làm cho nhiều người đã đi từ cảm xúc đến những hành động đáng yêu và đáng trọng đến như vậy? Đó chỉ có thể là bóng đá, một thứ bóng đá đẹp, chín chắn, trưởng thành, bản lĩnh, tài hoa, trí tuệ… mà đội tuyển U23 Việt Nam đã trình diễn.

Giải đấu này đã đánh dấu một sự trưởng thành về chất của bóng đá Việt Nam. Từ nay trở đi, nền bóng đá Việt Nam sẽ hướng tới những đỉnh núi cao hơn cả ở tầm khu vực và châu lục.

Đây là kết quả của một chính sách mở cửa bóng đá, xã hội hóa, thu hút được trí tuệ, tài lực, vật lực và nhiệt huyết của xã hội, đặc biệt là của các doanh nhân như Đoàn Nguyên Đức, Đỗ Quang Hiển, Phạm Nhật Vượng, Võ Quốc Thắng, Nguyễn Đức Kiên… cho bóng đá. Một mình Chính phủ hay các cơ quan nhà nước, chắc chắn không thể tạo ra được một kết quả như vậy.

Phải cảm ơn những nhà hoạt động bóng đá vô tư, chuyên nghiệp đã âm thầm cống hiến những năm qua, biết ơn những huấn luyện viên như Karl-Heinz Weigang, Alfred Riedl, Henrique Calisto… và đặc biệt là Park Hang Seo, những người đã góp phần đưa bóng đá Việt Nam đạt đến vinh quang hôm nay.

Phải cảm ơn sự cống hiến hết mình của bao nhiêu thế hệ cầu thủ Việt Nam. Từ nay, bóng đá Việt nam chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội để có thể tự mình mở ra một chương mới tiến bộ và phát triển.

U23 Việt Nam sẽ là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt để các chính trị gia, các doanh nhân, những trí thức và các văn nghệ sĩ…, những người có quyền lực xã hội, từ cảm hứng bóng đá hãy hành động thật sáng tạo, tích cực trong vị trí của mình để đưa đất nước thực sự bay lên. (Ảnh: Trường Giang).
 U23 Việt Nam sẽ là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt để các chính trị gia, các doanh nhân, những trí thức và các văn nghệ sĩ…, những người có quyền lực xã hội, từ cảm hứng bóng đá hãy hành động thật sáng tạo, tích cực trong vị trí của mình để đưa đất nước thực sự bay lên. (Ảnh: Trường Giang).

Điều quan trọng hơn là làm lan tỏa được năng lượng tích cực từ những chiến thắng đẹp đẽ như vậy thành ước vọng thay đổi trong xã hội.

Qua câu chuyện đầy cảm hứng từ bóng đá, mỗi cá nhân sẽ có thêm quyết tâm và khát vọng để vươn lên.

Các chính trị gia, các doanh nhân, những trí thức và các văn nghệ sĩ…, những người có quyền lực xã hội, từ cảm hứng bóng đá hãy hành động thật sáng tạo, tích cực, trách nhiệm trong vị trí của mình để cho những điều tốt lành nảy nở, đưa đất nước thực sự bay lên.

Đó là điều không chỉ giới mộ điệu túc cầu mà mọi công dân Việt Nam đều hy vọng./.

TPHCM tạm giữ hàng trăm phương tiện "đi bão" ăn mừng U23 Việt Nam

(Kiến Thức) - Hơn 500 trường hợp vi phạm với gần 280 phương tiện bị lực lượng CSGT Công an TP.HCM tạm giữ vì “đi bão” vi phạm trật tự an toàn giao thông sau chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam.

Chiều 24/1, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, cho biết trong đêm qua 23/1 đến sáng nay 24/1, các Đội CSGT của PC67 đã lập biên bản xử lý 357 trường hợp, tạm giữ 186 phương tiện các loại vi phạm giao thông, trong đó hầu hết là các thanh niên tham gia “bão” sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam.
Hàng triệu người xuống đường sau chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam
 Hàng triệu người xuống đường sau chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam
Theo PC67, hầu hết các lỗi vi phạm bị xử lý là say xỉn, chở quá người quy định, chạy lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, nẹt pô, rú ga…

Trưởng bản người Mông có biệt tài rèn dao như xiếc, kiếm bộn tiền

Suốt mấy chục năm qua, ông Giàng A Sử, trưởng bản Nậm Da sống bằng nghề rèn dao, cuốc thủ công. Bất cứ chàng trai người Mông nào cũng muốn có được một con dao do chính tay ông Sử làm.

Nhà ông Sử ở tít trên núi cao. Chiếc lán nhỏ nằm giữa bốn bề thông thốc gió lùa luôn rộn vang tiếng đe, tiếng búa. Bên bếp lò rèn đỏ lửa suốt ngày của ông Sử luôn có một chàng trai người Mông giúp việc. Đó là chàng thanh niên có vóc dáng thon gọn nhưng chân, tay cơ bắp nổi cuồn cuộn, chẳng khác nào lực sĩ. Đôi bàn tay của chàng thanh niên này thoăn thoắt di chuyển theo những chỉ bảo của ông Sử.
Gia đình ông Sử đã gắn bó với nghề rèn dao từ nhiều năm nay.
 Gia đình ông Sử đã gắn bó với nghề rèn dao từ nhiều năm nay.
Từng thanh sắt được ông Sử đưa vào lò. Đôi bàn tay ông nhanh nhẹn di chuyển búa rồi chỉnh, ngắm để "nhào nặn" thanh sắt thành những lưỡi dao cực kì sắc bén. Từng con dao từ nhỏ tới lớn, đều được ông Sử nắn nót, chỉnh sửa tỉ mỉ. “Mỗi ngày tôi rèn được cả mấy chục con dao. Bà con ở các nơi đến tận nhà mua hàng. Tôi làm ra không đủ bán”, ông Sử tự hào khoe.
Ông Sử vốn là con của một thợ rèn có tiếng ở chợ Tam Đường đất (TP Lai Châu bây giờ). Từ ngày chuyển lên bản Nậm Da, xã Bản Lang sinh sống, ông Sử lại kì công đắp lò, mua sắm máy móc, nổi lửa rèn dao, rèn cuốc.
Ông Sử cho biết, ông rất yêu nghề rèn, có cảm giác ngấm vào cả máu thịt của mình. Một ngày mà phải xa mễ lò là ông cảm thấy chân tay mình như thừa thãi, buồn bực. Chẳng thế, ông luôn làm việc hăng say từ sáng đến tối mà không mệt. Mỗi sản phẩm ra lò là ông gửi bao công sức vào đó.
Ông Sử tỉ mẩn trong từng công đoạn rèn dao.
 Ông Sử tỉ mẩn trong từng công đoạn rèn dao.
Một năm ông Sử cho ra đời cả chục nghìn sản phẩm dao, cuốc, cày… Bà con người Mông sống quanh khu vực huyện Phong Thổ rất tin dùng sản phẩm của ông Sử. Anh Giàng A Sà, người dân ở bản Nậm Da chia sẻ, dùng dao của A Sử đi nương, đi rẫy rất tiện. Dao ông Sử làm rất đẹp và bền. Chặt cây, phát bụi rậm cứ ngọt sớt.
Những sản phẩm do ông Sử làm ra đều có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, lại bền chắc nên được đồng bào trong vùng rất ưa chuộng. Ảnh: X.T
 Những sản phẩm do ông Sử làm ra đều có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, lại bền chắc nên được đồng bào trong vùng rất ưa chuộng. Ảnh: X.T