Cấm ghi hình tại trụ sở tiếp dân: Chủ tịch Hà Nội nói gì?

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi với báo chí về quy định gây tranh cãi "cấm ghi âm, ghi hình khi tiếp dân nếu không được phép".

Cam ghi hinh tai tru so tiep dan: Chu tich Ha Noi noi gi?
 Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó nêu rõ quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Quy định này ngay sau đó đã tạo nên làn sóng tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều, và có không ít quan điểm không đồng tình khi cho rằng quy định này là "vi hiến", xâm phạm đến quyền lợi của công dân.
Trao đổi với báo chí ngày 8/1 về việc đưa ra quy định này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, Quyết định vừa được thành phố ban hành về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố là hoàn toàn phù hợp với luật hiện hành.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết, tất cả các Phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương đều đã được trang bị thiết bị camera ghi âm và ghi hình. Chính vì thế, người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ ghi âm, ghi hình sẽ được bàn giao và có biên bản ghi nhận sự việc.
Trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội giải thích rõ.
Lý giải thêm về việc ban hành quy định trên, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh quy định này là để chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi làm việc, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác.
Một lãnh đạo Ban Tiếp công dân TP Hà Nội cũng cho rằng, quy định của Chủ tịch TP vừa ký không xâm phạm quyền lợi của người dân, cũng không hề ảnh hưởng đến người dân, vì luật Tiếp công dân có ghi rõ các quyền của công dân như quyền được bảo đảm, được trình bày và nghĩa vụ là phải thực hiện hướng dẫn của người tiếp công dân, chấp hành nội quy của cơ quan đó.
Theo ông, quy định này nhằm tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc cho cả người tiếp dân và công dân được tiếp. Đặc biệt là ngăn chặn các trường hợp cực đoan khi một số người đến không phải vì thực hiện quyền của mình mà là để tuyên truyền ra bên ngoài, nói xấu, vu khống…
Từng nhiều năm làm việc tại Ban Tiếp công dân T.Ư, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư (Thanh tra Chính phủ) cho biết quy chế này đã có từ lâu. Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban hành quy định không được quay phim, chụp ảnh tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách trụ sở.
Ông cũng nêu thực trạng một số người đến đã quay video rồi đưa lên mạng xã hội với những lời lẽ bình luận sai sự thật, không đúng mực, tức là họ ghi âm, ghi hình không phải để giám sát mà có động cơ khác.
Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư cũng nhấn mạnh, quy chế không cấm quay phim, chụp ảnh mà trước khi làm việc đó phải xin phép và được sự đồng ý từ người có thẩm quyền.
Theo ông Điệp, quan trọng nhất là thái độ của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân. Nếu trong quá trình tiếp dân mà cán bộ công chức cư xử đúng chuẩn mực thì người dân cũng sẽ thấy không cần thiết phải ghi âm, ghi hình.
Trong khi đó, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP HCM lại nêu quan điểm ở một góc độ khác.

Theo luật sư, trên tinh thần của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân. 

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, cán bộ tiếp công dân là những người đại diện cho quyền lực nhà nước thực thi công vụ, là hình ảnh đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước. Đây là quan hệ hành chính nhà nước chứ không phải quan hệ dân sự thông thường và không thuộc phạm vi bí mật đời tư.

Trụ sở tiếp công dân là nơi người dân thường xuyên ra vào nên không thuộc khu vực cấm, địa điểm cấm. Chỉ ở những nơi được coi là thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.

Còn nếu người dân có hành vi phát tán hình ảnh nhằm mục đích xấu thì họ sẽ bị điểu chỉnh bởi Luật An ninh mạng và các quy định khác của pháp luật.

Hà Nội: Ổ nhóm dùng tiền giả mua điện thoại sa lưới

(Kiến Thức) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công ổ nhóm chuyên dùng tiền giả để mua điện thoại di động và cướp giật tài sản.

Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Triệu Đình Lợi (SN 1987, trú tại xã Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về hành vi "Cướp giật tài sản" và "Lưu hành tiền giả"; Dương Quốc Sơn (SN 1990) về hành vi "Cướp giật tài sản", Triệu Đình Thọ (SN 1988. cùng ở địa chỉ trên) về hành vi "Tàng trữ tiền giả" và Trịnh Thế Nam (SN 1993, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) về hành vi "Lưu hành tiền giả".
Ha Noi: O nhom dung tien gia mua dien thoai sa luoi
 Nhóm đối tượng bị cơ quan Công an bắt giữ.
Thời gian vừa qua, khi nhận được thông tin trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì (Hà Nội) liên tiếp xảy ra các vụ án cướp giật tài sản, lưu hành tiền giả với thủ đoạn các đối tượng lên mạng xã hội tìm cửa hàng điện thoại di động rồi đặt mua. Sau đó, chúng yêu cầu giao hàng đến các địa điểm vắng vẻ, ít người qua lại. Khi tiến hành giao dịch thì sử dụng tiền Việt Nam giả. Nếu bị phát hiện các đối tượng sẽ cướp giật tài sản rồi lên xe máy tẩu thoát…, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, bắt giữ được nhóm đối tượng trên.

Thất kinh phát hiện thi thể phân hủy mạnh trên sông Phan, Vĩnh Phúc

(Kiến Thức) - Thi thể trên sông Phan (Vĩnh Phúc) được người dân phát hiện vào khoảng 8h sáng nay trong tình trạng phân hủy mạnh, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Chiều ngày 8/1, trao đổi với PV Kiến Thức lãnh đạo UBND xã Yên Lập (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, đến khoảng 14h chiều cùng ngày, lực lượng Công an vẫn đang phối hợp với các đơn vị khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thi thể nổi trên sông Phan.
That kinh phat hien thi the phan huy manh tren song Phan, Vinh Phuc
 Hiện trường vụ việc.
Thông tin ban đầu, khoảng 8h sáng nay, người dân quanh khu vực trên đã phát hiện ra một thi thể trôi dạt vào bờ trên sông Phan trong tình trạng phân hủy mạnh, bốc mùi hôi thối nồng nặc.