Cấm dạy thêm, một số địa phương chuyển sang học 2 buổi mỗi ngày

Các tỉnh như Ninh Bình, Yên Bái, Phú Thọ... đang thí điểm mô hình dạy học 2 buổi/ngày trước khi nhân rộng đại trà. Theo đó, học sinh sẽ học cả ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ thứ Bảy.

Triển khai mô hình học hai buổi mỗi ngày là cách đã và đang được nhiều địa phương thực hiện sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, trong đó có quy định cấm dạy thêm có thu tiền trong các nhà trường.
Cam day them, mot so dia phuong chuyen sang hoc 2 buoi moi ngay
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+) 
Thí điểm trước khi nhân rộng toàn tỉnh
Theo ông Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình cho biết địa phương này đang triển khai thí điểm mô hình học hai buổi/ngày, 5 ngày/tuần. Thời gian thí điểm từ ngày 3/2 đến hết ngày 28/2.
“Sau thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ tổ chức tổng kết để rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà ở tất cả các cấp học trên toàn tỉnh,” ông Cảnh cho hay.
Theo ông Cảnh, việc triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không gây quá tải cho học sinh và giáo viên, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường và địa phương.
Tỉnh Yên Bái thực hiện thí điểm dạy học theo mô hình này từ đầu tháng 1/2025 đối với học sinh cấp trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa cũng đã có đề xuất với Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá về việc được thực hiện học 2 buổi/ngày.
Trước đó, ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về việc thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, nghỉ học ngày thứ Bảy. Việc thí điểm được thực hiện đối với khối 6, 7, 8 cấp trung học cơ sở; khối 10, 11 cấp trung học phổ thông ở một số trường đại diện cho các vùng, miền từ học kỳ 2 năm học 2024-2025.
Cam day them, mot so dia phuong chuyen sang hoc 2 buoi moi ngay-Hinh-2
Việc triển khai mô hình học 2 buổi/ngày giúp các trường có thêm thời gian để tổ chức nhiều hoạt động đa dạng cho học sinh. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+) 
So với các địa phương, tỉnh Lai Châu triển khai mô hình dạy học 5 ngày/tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật đối với các cấp học khá sớm, ngay từ tháng 9/2024.
Ông Nguyễn Xuân Cảnh cho rằng thực tế triển khai ở Lai Châu cũng là kinh nghiệm để các địa phương khác như Ninh Bình áp dụng.
Nhiều thuận lợi, phù hợp nguyện vọng phụ huynh
Ông Cảnh cho hay việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện trên cơ sở chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày theo Thông tư 36 (ngày 27/9/1999) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và mô hình dạy học 2 buổi/ngày theo công văn 7291/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học được ban hành năm 2010, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo đó, học sinh sẽ học ở trường cả ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật.
Bên cạnh đó, hiện các trường học đều được đầu tư cơ sở vật chất tốt, đủ điều kiện để dạy học 2 buổi/ngày. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà trường được chủ động trong kế hoạch dạy học. Do vậy, việc tổ chức học 2 buổi/ngày có nhiều thuận lợi và giúp việc học giảm áp lực về thời gian cũng như lượng kiến thức trong một buổi học.
Cụ thể, việc học 6 buổi sáng/tuần khiến học sinh phải học cả thứ Bảy, giờ vào học sớm và phải học đến tiết 5 nên kết thúc muộn. Học liên tục 5 tiết trong một buổi sáng khiến lượng kiến thức khá nhiều và học sinh sẽ mệt mỏi hơn.
Trong khi đó, việc triển khai mô hình 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần giúp nhà trường có thể kéo dãn kế hoạch dạy học, học sinh có thể vào học muộn hơn, từ khoảng 7h30 thay vì 7h như hiện nay, giảm tiết 5. Việc học mô hình 2 buổi cũng giúp các nhà trường có thêm thời gian để sáng tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú hơn cho học sinh.
“Qua thăm dò cho thấy phụ huynh rất ủng hộ triển khai mô hình này. Học sinh được nghỉ học thứ Bảy vừa đồng bộ với cấp mầm non và tiểu học, vừa giúp học sinh có thêm thời gian cuối tuần bên người thân, giúp phụ huynh thuận lợi hơn trong việc bố trí các hoạt động để gắn kết gia đình,” ông Cảnh cho hay.
Cùng chia sẻ này, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết chủ trương dạy học 5 ngày/tuần nhận được sự đồng tình, ủng hộ của giáo viên, học sinh, phụ huynh trên địa bàn. Mô hình này vừa giúp giảm áp lực, vừa giúp học sinh có thêm thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí cũng như tự học, tự bồi dưỡng, tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội. Các giáo viên cũng có thêm thời gian cho gia đình hay tham gia các hoạt động, khóa học để nâng cao nghiệp vụ.

Đề xuất chế độ, chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp

Bộ Nội vụ đề xuất 5 chế độ, chính sách vượt trội về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện làm việc... đối với chuyên gia cao cấp nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở Trung ương.

De xuat che do, chinh sach vuot troi doi voi chuyen gia cao cap
Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Ra đề không đánh đố để không cần học thêm

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, giải pháp về lâu dài quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả là đổi mới kiểm tra đánh giá, ra đề không đánh đố, ngoài chương trình... để không cần học thêm.

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012. Thông tư này đã gây nhiều quan điểm trái chiều. Trước thời điểm Thông tư 29 chính thức có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xung quanh quy định mới này.
Thu truong Bo GD&DT: Ra de khong danh do de khong can hoc them
 Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi về Thông tư quy định dạy thêm, học thêm.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025

Từ tháng 2/2025, giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc.

Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT, quy định về thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, có hiệu lực từ ngày 10/2.
Theo đó, nội dung thanh tra gồm ban hành văn bản, quy định quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;