Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025

Từ tháng 2/2025, giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc.

Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT, quy định về thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, có hiệu lực từ ngày 10/2.
Theo đó, nội dung thanh tra gồm ban hành văn bản, quy định quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;
Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm; Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác…
Chinh sach giao duc co hieu luc tu thang 2/2025
 Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, từ ngày 14/2, giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh.
Theo Điều 6 Thông tư này, khi giáo viên hoặc tổ chức, cá nhân muốn mở cơ sở dạy thêm thì phải thực hiện những yêu cầu sau: Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật; Công khai các nội dung về môn học, thời lượng dạy thêm, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm, danh sách người dạy, mức thu tiền… tại Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở dạy thêm.
Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ có hiệu lực từ ngày 8/2, nêu rõ, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có 3 buổi thi: Một buổi thi môn Ngữ văn; Một buổi thi môn Toán; Một buổi thi môn tự chọn. Như vậy, so với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh không còn phải thi Ngoại ngữ là môn bắt buộc.
Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, từ ngày 14/2, chỉ tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển và hằng năm chỉ tuyển sinh 1 lần vào cấp THCS.
Các tiêu chí xét tuyển sẽ do Sở Giáo dục hướng dẫn cụ thể, bảo đảm xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
Theo thông tư, từ năm 2025, sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT, gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Với phương thức thi tuyển, các địa phương thống nhất thực hiện thi 3 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.
Các tỉnh, thành có thể công bố môn thi thứ ba sau khi kết thúc học kỳ I, nhưng không muộn hơn 31/3 hàng năm. Nội dung thi vào lớp 10 nằm trong chương trình giáo dục phổ thông THCS, chủ yếu là lớp 9. Thời gian làm bài của môn Ngữ văn là 120 phút, Toán 90, môn thứ ba 60 hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp 90 hoặc 120 phút.
Đối với các trường THPT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng, môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học còn lại do Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý lựa chọn.

'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'

ĐB Nguyễn Văn Huy phân tích, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì việc nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đuổi việc nếu dạy thêm: Giáo viên bị đánh đồng như tội phạm

Theo thầy Đức Trung, cấm tất cả giáo viên dạy thêm là đánh đồng giữa sai trái và lẽ phải, người lao động và tội phạm. 

Song giáo viên Quốc Anh lại ủng hộ việc TP HCM dùng biện pháp mạnh. Mới đây, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết sẽ kỷ luật ở mức cao nhất là đuổi việc, nếu giáo viên trên địa bàn thành phố vi phạm quy định cấm dạy thêm ở nhà trường, cũng như bên ngoài trong năm học 2016-2017. Một lần nữa, thông tin này gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Nam Định: Ô tô lao sông mùng 2 Tết khiến 7 người tử vong

Người phụ nữ điều khiển xe ô tô 7 chỗ biển số Hà Nội đi theo hướng cầu Vòi - TP Nam Định, khi qua cầu Nam Vân bất ngờ lao xuống sông khiến 7 người tử vong.

Chiều 30/1, thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an), cơ quan chức năng đang điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong tại km153+500 QL21 thuộc cầu Nam Vân (TP Nam Định, Nam Định).
Thông tin ban đầu, khoảng 15h chiều cùng ngày, bà N.T.D. (SN 1964, trú ở phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) lái xe 7 chỗ biển số Hà Nội đi theo hướng cầu Vòi - TP Nam Định.