Cạm bẫy chết chóc trong thế giới ảo: Vay khỏa thân nặng lãi

Thế chấp ảnh khỏa thân để vay tiền qua mạng với lãi suất "cắt cổ", nhiều nữ sinh Trung Quốc rơi vào cảnh cùng quẫn, có những trường hợp phải bán dâm trả nợ, thậm chí tuyệt vọng đến mức quyên sinh.

Vụ người cha tội nghiệp phải "cắn răng" bán nhà để trả những khoản nợ khổng lồ vay qua mạng của cô con gái học đại học ở miền Đông Trung Quốc nổi lên trên truyền thông nước này hồi cuối năm 2016 đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Bẫy tiền
Theo trang Youth.cn, cô gái Xiao Yu đã dại dột chấp nhận yêu cầu của những kẻ cho vay nặng lãi, gửi cho chúng ảnh khỏa thân như một hình thức thế chấp vay tiền qua mạng. Khi Yu không đủ tiền trả đúng hạn, chúng bắt đầu tung ảnh lên internet. Nữ sinh viên này cùng gia đình còn bị chủ nợ hành hạ tới cùng quẫn.
Số tiền ban đầu Yu vay khi đang học năm nhất của trường đại học ở TP Hợp Phì, tỉnh An Huy vào khoảng 300 USD. Lãi hằng tuần lên tới 30%, rồi lãi mẹ đẻ lãi con, phải vay thêm nợ mới để trả nợ cũ. Cô gái trẻ sa chân vào vòng xoáy nợ nần lúc nào không biết, tới mức số chủ nợ có lúc lên tới 59 tên với tổng các khoản nợ gần 80.000 USD.
Những kẻ cho vay nặng lãi thường xuyên liên lạc hù dọa cha mẹ Yu. Chúng gọi cho cả bạn bè của cô để làm nữ sinh này mất mặt. Chúng tung thông tin cá nhân của nạn nhân lên trang mạng nhà trường, thậm chí còn đặt điều bêu xấu cô với bạn học.
Cha của nữ sinh này trải lòng: "Mỗi ngày, bọn chủ nợ gọi cho tôi ít nhất 30 lần. Nhiều tên cực kỳ hung tợn và ăn nói khó nghe". Làm nghề lái xe với thu nhập vỏn vẹn 600 USD/tháng, còn phải nuôi một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, người cha không còn cách nào khác để trả nợ cho con gái ngoài phương án bán ngôi nhà của gia đình.
Một số ảnh khỏa thân của nữ sinh thế chấp cho những kẻ cho vay nặng lãi Ảnh: LEGAL WEEKLY
Một số ảnh khỏa thân của nữ sinh thế chấp cho những kẻ cho vay nặng lãi Ảnh: LEGAL WEEKLY 
Gửi ảnh khỏa thân của mình để vay tiền qua mạng với mức lãi "cắt cổ" rõ ràng là việc quá nguy hiểm và tưởng như khó chấp nhận. Thế nhưng, không ít nữ sinh kẹt tiền tại Trung Quốc vẫn nhắm mắt gật đầu. Trong một số trường hợp, nạn nhân đã buộc phải bán dâm để trả nợ khi những kẻ cho vay nặng lãi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng. Một số trường hợp phải bỏ trốn trong khi có những sinh viên rơi vào cái bẫy tiền quẫn trí tới mức tìm đến cái chết.
Hồi tháng 12-2016, Báo China Youth Daily của Trung Quốc đưa tin họ phát hiện ảnh khỏa thân và video nhạy cảm của 167 cô gái trẻ, chủ yếu ở độ tuổi từ 19-23 trên khắp cả nước. Ít nhất 10 GB các dữ liệu nói trên cùng với chi tiết thông tin liên lạc của các nạn nhân cùng địa chỉ người thân của họ đã bị rò rỉ trên mạng.
Vụ bê bối đã rọi ánh sáng vào thế giới nhà băng ngầm trong xã hội Trung Quốc đang tăng cường luồn lách trên thế giới ảo để "săn mồi". Không chỉ sinh viên nghèo, nhiều nhân viên văn phòng và người dân nông thôn đều hiếm khi đủ điều kiện vay tiền ở những ngân hàng chính thống tại Trung Quốc.
Nhóm dân số được cho là "chất lượng kém" thường bị các nhà băng từ chối như vậy ước tính lên tới 500 triệu người. Họ dễ rơi vào vòng tay lúc nào cũng rộng mở của những kẻ cho vay nặng lãi với thủ tục nhanh gọn bất ngờ. Theo tiết lộ của một cô gái trong cuộc, bên cho vay đã chuyển ngay hơn 700 USD chỉ trong vòng 3 phút sau khi cô cung cấp ảnh khỏa thân và video mát mẻ.
Vay trái cây, trả bằng thịt
Để qua mặt chính quyền, các chủ nợ cho vay nặng lãi - ước tính lên tới 2.000 tên, ngụy trang dịch vụ cho vay khỏa thân trên mạng xã hội với những cái tên thay đổi linh hoạt. Khi phóng viên điều tra của China Youth Daily đăng tin lên một nhóm có cái tên khá ngộ nghĩnh là "cho vay trái cây", nhà báo này sớm nhận ra đây thực ra là ổ nhóm cho vay khỏa thân. Bởi gần như ngay lập tức có 3 người liên hệ với "con mồi" và hướng dẫn tỉ mỉ cách thế chấp bằng ảnh khỏa thân.
Trong khi đó, trang Quartz hồi tháng 6-2016 đăng tải trường hợp một nữ sinh tên Li Li đã trình báo cảnh sát vì trót vay nặng lãi qua mạng số tiền tương đương 72 USD với lãi suất theo tuần lên tới 30%. Cũng như nhiều nạn nhân khác, Li lâm vào cảnh không trả được món nợ chồng chất sau khi vay thêm những khoản mới để trả nợ cũ.
Tới thời điểm cô cầu cứu cảnh sát, số nợ đã lên tới 8.000 USD và bên cho vay liên tục gọi điện đe dọa tung ảnh khỏa thân của cô lên mạng. Nếu không trả nổi tiền, nhóm "trả bằng thịt" sẽ liên hệ với nạn nhân, yêu cầu "trả nợ" bằng cách bán dâm. Ngoài ra, nếu đối tượng vỡ nợ là nam giới, nhiệm vụ gạ gẫm nạn nhân bán dâm sẽ do nhóm "trả bằng xúc xích" đảm nhiệm.
Báo China Daily hồi tháng 6-2017 đưa tin chính phủ Trung Quốc đã cấm cho vay trên mạng nhằm vào các sinh viên đại học sau 3 năm bùng nổ nạn vay nợ đen tối. Bên cạnh đó, thông báo từ Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc cùng các Bộ Giáo dục, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội nêu rõ những tổ chức tài chính không đăng ký hay được cơ quan giám sát ủy quyền sẽ bị cấm tất cả hoạt động cho vay sinh viên.
Thông báo cũng yêu cầu tất cả các bên cho vay trên mạng phải rút khỏi thị trường cho vay học đường vốn do những kẻ cho vay nặng lãi thao túng, trong khi những đối tượng bị nghi ngờ lừa đảo hay có các hành vi khiêu dâm sẽ bị truy tố. Đáng chú ý, một số ngân hàng như Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu các gói vay cho sinh viên sau 18 năm chấm dứt cấp thẻ tín dụng và các khoản vay tiêu chuẩn cho nhóm khách hàng này.
Rao bán ảnh nóng
Một ông chủ dịch vụ "cho vay trái cây" có tên Liu Hui cho biết dịch vụ này chỉ áp dụng với sinh viên nữ, lãi suất 25%/tháng. Tuy nhiên, người vay tiền chẳng thế chấp bằng trái cây nào cả, họ phải gửi 3 ảnh, trong đó có ảnh khỏa thân cầm chứng minh nhân dân và một video dài 3 phút quay trong bồn tắm. Cũng theo lời họ Liu, đa số con nợ vay tiền để mua mỹ phẩm hoặc sản phẩm điện tử, chỉ một số ít cần vay tiền để mua nhà.
Theo điều tra của báo giới Trung Quốc, không chỉ dùng ảnh khỏa thân để thao túng con nợ, những kẻ cho vay nặng lãi còn rao bán trên mạng. Để xem ảnh, người mua phải trả khoảng 10 USD cho gói tiêu chuẩn và có thể nâng lên gói VIP giá gần 20 USD để miễn phí xem ảnh mới trong một năm.

Hoảng hồn những băng đảng khét tiếng nhất thế giới

Trên thế giới có những băng đảng hội nhóm tồn tại rất âm thầm nhưng vô cùng quyền lực, có thể chi phối cả một vùng miền, thậm chí cả một quốc gia.

Gia tộc Rothschilds

Thủ tướng Merkel đau đầu tìm giải pháp tránh chính phủ Đức đổ vỡ

Cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với lãnh đạo các đảng Xã hội cơ đốc giáo nhằm tìm giải pháp tránh Chính phủ liên minh hiện nay tại Đức đổ vỡ.

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã triệu tập cuộc họp khẩn trong ngày 26/6, với lãnh đạo các đảng trong chính phủ liên minh, nhằm tránh cho Chính phủ liên minh tan vỡ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Quartz.
 Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Quartz.
Cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel với lãnh đạo các đảng Xã hội cơ đốc giáo – CSU và Dân chủ xã hội – SPD diễn ra trong ngày 26/6 tại thủ đô Berlin với mục đích chính là tìm được tiếng nói chung nhằm tránh cho Chính phủ liên minh hiện nay tại Đức đổ vỡ.

Hủ tục của hồi môn khiến nhiều cô gái buộc phải tự tử

Hậu quả thương tâm do hủ tục trao của hồi môn này đưa lại là cái chết của 8.000 cô gái Ấn Độ xuất thân trong gia cảnh nghèo khó mỗi năm.

Để chấm dứt tình cảnh hủ tục trao của hồi môn, một phong trào mang tên Dahez Roko Abhiyan đã ra đời và gây được tiếng vang trên khắp Ấn Độ.
Hu tuc cua hoi mon khien nhieu co gai buoc phai tu tu
 
Rợn người hủ tục thiêu sống cô dâu vì thiếu của hồi môn
Khi ông Safik Ansari (sinh sống ở làng Neura, quận Palamu của bang Jharkhand, Ấn Độ) quyết định cho con gái đi lấy chồng, ông đã nói với trưởng làng rằng, với nguồn thu nhập hạn hẹp từ việc kéo xe, ông không thể đưa cho chú rể một khoản hồi môn nào tương xứng. Bởi ông Ansari chỉ kiếm được chưa đến 3 bảng Anh (khoảng 85.000 đồng)/ngày. Trong khi đó, ở nhiều khu vực trên Ấn Độ, nhà gái thường đưa cho nhà trai một khoản hồi môn từ 100.000 đến 150.000 rupees (khoảng 35,4 triệu đến 53 triệu đồng).
Của hồi môn (hay “Dahej”) là khoản tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi về nhà chồng. Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi đến sống ở nhà chồng. Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần đã bị lòng tham của gia đình nhà trai lợi dụng và trở thành gánh nặng đè lên vai những cô gái xuất thân trong gia cảnh thiếu thốn.
Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình chồng. Và khi không thể chịu đựng nổi, các cô dâu buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi tình cảnh “sống không bằng chết". Ghê rợn hơn, nhiều cô gái khác thậm chí còn bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử.
Đáng buồn hơn, những cảnh tượng đó lại ngày càng diễn ra phổ biến ở cả những ngôi làng xa xôi hẻo lánh lẫn chốn phồn hoa đô thị. Chính quan niệm trọng nam khinh nữ cùng với sự thèm khát tiền bạc thái quá là môi trường lý tưởng cho cơn ác mộng kia phát triển. Cục Báo cáo Tội phạm Quốc gia Ấn Độ ước tính, hàng năm, 8.000 người đã thiệt mạng vì tục lệ trao của hồi môn này.
Mặc dù Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm trao của hồi môn từ năm 1961 nhưng tục lệ này vẫn được áp dụng rộng rãi và ông Ansari đang chuẩn bị gõ cửa từng nhà giàu trong làng để xin tiền. Tuy vậy, thật bất ngờ, trưởng làng thông báo với ông Ansari rằng, ông sẽ không phải trả một đồng tiền nào cả. Chiến dịch ngăn chặn trao của hồi môn mang tên Dahez Roko Abhiyan (DRA) sẽ giúp ông dàn xếp lễ cưới, trưởng làng nói.
Anh Haji Mumtaz Ali, người khởi xướng chiến dịch DRA nói rằng, “Để có được số tiền trên, nhiều gia đình đã đi ăn xin, một số ông bố, bà mẹ còn bán ruộng vườn, một số khác lại đi vay nặng lãi và tiếp tục mắc kẹt trong những món nợ khổng lồ”.
“Thảm cảnh của nhiều gia đình có con gái ở khu vực đã khiến chúng tôi quyết định đứng lên chống lại hủ tục trao của hồi môn”.
Ông Ansari tâm sự với tờ The Guardian (Anh) rằng: “Các thành viên của DRA đã giúp tôi liên lạc với một cậu thanh niên ở làng bên và theo sự hướng dẫn của DRA, tôi đã đề nghị cho con gái mình kết hôn với cậu ta”. “Gia đình cậu ta đã chấp thuận yêu cầu của tôi và họ cũng không đòi hỏi bất cứ sính lễ nào. Tuần tới, con gái tôi sẽ tổ chức lễ cưới với cậu thanh niên đó.”
“Thu nhập của cậu thanh niên đó rất cao. DRA đã giúp tôi giải quyết được một việc lớn vì tôi không có tiền để sắm bất cứ của hồi môn nào”, ông Ansari nói.
Sáng kiến Dahez Roko Abhiyan (DRA): Vị cứu tinh cho các gia đình nghèo ở Ấn Độ
Năm ngoái, Ali, một doanh nhân ở quận Latehar, đã triệu tập một cuộc họp với các lãnh tụ, quan toà, cán bộ quản lý việc kết hôn trong cộng đồng Hồi giáo để thảo luận về vấn đề nhức nhối này. Những người tham dự đến từ quận Latehar, Palamu và Garhwa đều nhất trí với chiến dịch chống lại việc trao của hồi môn trên toàn khu vực. Và DRA đã ra đời từ đó.
“Chúng tôi đã đi đến nhiều khu vực Hồi giáo, tổ chức các hội thảo, hội nghị và giải thích với mọi người về việc hủ tục trao của hồi môn đã đi ngược lại với giáo lý của đạo Hồi như thế nào. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với các lãnh tụ ở tất cả các làng Hồi giáo ở ba quận đó”, anh Ali nói.
Anh Ali thực sự rất đỗi ngạc nhiên trước sự ủng hộ mà mọi người dành cho chiến dịch.
Hàng ngàn tình nguyện viên ở quận này đã được tuyển mộ để thông báo cho một thành viên của DRA khi họ nghe thấy một trường hợp phải trao của hồi môn. Các nhóm DRA thường liên hệ với các gia đình cô dâu và chú rể để thuyết phục họ chống lại việc đưa và nhận của hồi môn. Trong hầu hết các trường hợp, họ đã thành công.
“Trước khi chúng tôi bắt đầu chiến dịch này, tỷ lệ những gia đình Hồi giáo theo hủ tục trao của hồi môn ở khu vực lên đến 95%. Hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 5%”, thành viên Shamim Rizwi của DRA nói. “Đây chỉ là vấn đề thời gian, nhưng chúng tôi chắc chắn rằng, một ngày nào đó, chúng tôi sẽ thành công trong việc làm cho các đám cưới ở khu vực nói không với hủ tục này.
Quan toà ở ba quận cũng cam kết không tổ chức lễ cưới cho các cặp đôi nếu chú rể nhận của hồi môn.
Hu tuc cua hoi mon khien nhieu co gai buoc phai tu tu-Hinh-2
Các thành viên của chiến dịch DRA gặp gỡ ông Safik Ansari và gia đình ông ở làng Neura village, bang Jharkhand (Ấn Độ).