Cái kết sụp đổ kinh hoàng trong thiên hà NGC 5468

(Kiến Thức) - Một số sự kiện kịch tính nhất trong vũ trụ đó là khi một số ngôi sao chết và nổ tung thảm khốc. Và hệ thống thiên hà NGC 5468 là một ví dụ.

Những vụ nổ như vậy được cho là nguyên nhân hình thành nên siêu tân tinh trong NGC 5468.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, một ngôi sao khổng lồ cạn kiệt nhiên liệu vào cuối đời, trở nên không ổn định về mặt động lực và không thể chống đỡ được khối lượng lớn của nó, khiến nó sụp đổ vào bên trong thiên hà NGC 5468 và phát nổ dữ dội.

Cai ket sup do kinh hoang trong thien ha NGC 5468
Nguồn ảnh: Space. 

Trong một kịch bản khác, một sao lùn trắng (tàn dư dày đặc của một ngôi sao bình thường) trong một cặp sao quay quanh hút nhiều khối lượng hơn bạn đồng hành, đốt cháy phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi và bắt đầu quá trình hình thành nên siêu tân tinh.

Trong 20 năm qua, thiên hà NGC 5468, có thể nhìn thấy trong hình ảnh này đã lưu trữ một số siêu tân tinh quan sát được theo các kịch bản trên như SN 1999cp, SN 2002cr, SN2002ed, SN2005P và SN2018dfg.

Được biết, NGC 5468 chỉ cách chúng ta hơn 130 triệu năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Tiết lộ mới sửng sốt về tuổi thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Mới đây, một nhóm gồm 38 nhà khoa học đến từ Trung tâm vật lý thiên văn ARC của Úc về Lĩnh vực Vật lý thiên văn ba chiều (ASTRO-3-D) sử dụng dữ liệu khổng lồ và ước tính vành đĩa thiên hà Milky Way khoảng 10 tỷ năm tuổi.

"Phát hiện này đã làm sáng tỏ một bí ẩn", tác giả chính của công trình, Tiến sĩ Sanjib Sharma từ ASTRO-3-D và Đại học Sydney của Úc nói.

"Dữ liệu trước đây về sự phân bố tuổi của các ngôi sao trong vành đĩa thiên hà không tương quan với các mô hình được xây dựng để mô tả nó, nhưng không ai biết lỗi nằm ở đâu trong dữ liệu hoặc các mô hình. Bây giờ chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân".