Cách tính lương hưu mới từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Theo dự thảo, từ ngày 1/7, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng thêm 12,5% nếu được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.
Như vậy, nếu tính theo mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023 x 1,125.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề xuất tăng thêm 20,8% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng với người chưa được tăng theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP. Sau khi điều chỉnh, cách tính sẽ là mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023 x 1,208.
Cach tinh luong huu moi tu 1/7
Ảnh minh họa. 
Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng, từ ngày 1/7, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh + 300.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng thì mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng.
Theo dự thảo, các đối tượng được điều chỉnh là cán bộ, công chức, công nhân, người lao động, viên chức, quân nhân, công an, người làm công tác cơ yếu theo quy định. Người thuộc diện tăng còn có cán bộ xã, phường, thị trấn; người hoạt động không chuyên trách cấp xã; công nhân cao su;
Bộ đội, công an tham gia kháng chiến chống Mỹ đang hưởng trợ cấp dưới 20 năm công tác, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương cũng thuộc diện điều chỉnh.
Dự thảo cũng đề cập đến người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước 1/1/1995, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp…

Đủ 22 năm BHXH, người LĐ nhận lương bao nhiêu nếu nghỉ năm 2023?

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động đủ tuổi, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.

Các con đường thời trang ở Hà Nội ế ẩm, chủ tiệm trả mặt bằng

Nguyễn Trãi, Đặng Văn Ngữ... những con phố thời trang nổi tiếng ở thủ đô thời gian gần đây luôn trong cảnh vắng vẻ, buồn tẻ. Hiện, nhiều cửa hàng treo biển thanh lý, giảm giá sâu, áp dụng mọi phương thức nhằm thu hút khách nhưng không hiệu quả.

Cac con duong thoi trang o Ha Noi e am, chu tiem tra mat bang
Đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) được xem là một trong những phố thời trang hút khách ở Hà Nội do nằm gần nhiều khu dân cư đông đúc, trường đại học. Tuy nhiên tình cảnh kinh doanh ở đây thời gian qua không được suôn sẻ như mong muốn của các chủ tiệm.
Cac con duong thoi trang o Ha Noi e am, chu tiem tra mat bang-Hinh-2
Tình trạng vắng khách trở thành vấn đề chung của các cửa hàng thời trang mặt phố kể từ khi giao dịch thương mại điện tử phát triển. Giá thuê mặt bằng cao trở thành gánh nặng đối với nhiều shop.

Rút BHXH một lần: Thiệt thòi quá lớn cho người lao động

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí; số tiền nhận về rất thấp; khi về già người lao động không có lương hưu và mất nhiều quyền lợi an sinh xã hội khác...

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 6/6, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng không hạn chế quyền mà tăng quyền lợi cho người đóng. 

Hối hận vì rút BHXH 1 lần

Trong khi không ít người mong muốn được đóng BHXH để nhận lương hưu và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chăm sóc tuổi già, thì hiện nay, một số lao động trẻ lại đi rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.
Ở tuổi 65, bà Nguyễn Thị Loan (Hai Bà Trưng, Hà Nội), không có lương hưu, không có trợ cấp, mọi khoản chi tiêu trông chờ vào tiền bán trà đá vỉa hè. Bà Loan từng có thời gian làm công nhân cho một công ty thực phẩm rồi chọn nghỉ việc theo chế độ 176 (nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp một lần). Khoản tiền mấy chục triệu nhận "một cục" thời đó được dùng sửa sang lại nhà cửa, mua chiếc xe đạp và sắm bàn ghế, đồ đạc mở quán trà đá vỉa hè. Đợt Covid-19, cả năm trời cấm bán hàng, khách cũng ít, thu nhập không có, bà Loan lại nhiều bệnh lặt vặt, ngày ngày sống trong lo lắng. Nhìn bạn bè, hàng xóm lĩnh lương hưu hằng tháng, bà Loan ước giá mình đừng lựa chọn về "một cục".