Đủ 22 năm BHXH, người LĐ nhận lương bao nhiêu nếu nghỉ năm 2023?

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động đủ tuổi, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Du 22 nam BHXH, nguoi LD nhan luong bao nhieu neu nghi nam 2023?
 Người lao động nhận lương hưu. Ảnh: Báo chính phủ
Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện) phụ thuộc vào tiền lương, hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.
Điểm b,c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b,c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cũng hướng dẫn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động.
Cụ thể, với lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 22 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 59% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Với lao động nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, lao động nam nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 22 năm bảo hiểm xã hội sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 49% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Video: Nhận lương hưu. Nguồn: VTV1


Hé lộ danh tính người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam, hơn trăm triệu/tháng

(Kiến Thức) - Người nhận lương hưu cao nhất Việt Nam mà Bảo hiểm xã hội đang chi trả (hơn 100 triệu đồng/tháng) thuộc về một nam doanh nhân từng làm việc cho công ty nước ngoài ở TP HCM.

Theo VietnamFinance, bà Đinh Thu Hiền - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết hiện mức lương hưu cao nhất ở Việt Nam thuộc về người đàn ông từng làm việc cho một công ty nước ngoài ở TP HCM.

Lý giải nguyên nhân của việc hưởng lương hưu cao của người hưu trí trên, bà Hiền cho biết: "Do trong thời gian công tác, người đó đã đóng BHXH trên nền tiền lương rất cao".
He lo danh tinh nguoi huong luong huu cao nhat Viet Nam, hon tram trieu/thang
 Người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam lên đến hơn 100 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa.
Cụ thể, bà Hiền cho hay: "Người này làm việc từ 1992 tới tháng 3/2015, tới khi nghỉ hưu có tổng thời gian làm việc là 23 năm. Hiện nay, qua hệ thống giám sát, người đang nhận lương cao nhất không phải làm trong cơ sở nhà nước mà làm ở cơ sở liên doanh nước ngoài và người đàn ông này có thời điểm nhận mức lương tháng gần 250 triệu đồng, vì vậy nền tiền lương đóng BHXH của người đó rất cao".

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, có phải đóng thêm BHXH?

Tiền lương là căn cứ để đóng BHXH. Vì vậy, khi tiền lương cơ sở tăng lên thì mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.


Tang luong co so len 1,8 trieu, co phai dong them BHXH?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường - Ảnh: Quochoi.vn 


Chiều ngày 20/10, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1-1-2023.

Điều mà dư luận quan tâm là tăng lương cơ sở thì mức đóng BHXH có tăng lên và tiền lương hưu sau này có tăng thêm.  

Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Long (Hội Luật sư TP HCM) Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, người lao động đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ, tiền lương tính đóng BHXH hàng tháng là 5.000.000 đồng/tháng thì mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động 525.000 đồng/tháng. Và doanh nghiệp phải đóng gần 1,2 triệu đồng.

Khi tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng thì khi đó lương người cán bộ, công chức, viên chức tăng 20,8%, có nghĩa khoản đóng BHXH bắt buộc của họ cũng tăng 20,8% so với khoản đóng trước khi tăng.

Mặc dù tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng BHXH. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty  "lách luật" bằng cách tách bảng lương với các khoản phụ cấp, khoản thưởng để giảm mức đóng BHXH.