Cách chức vụ trưởng làm giả hơn 800 giấy lưu hành

Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản làm giả hơn 800 giấy lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.

Chiều 20/7, nguồn tin từ Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị này vừa có kết quả xử lý cán bộ liên quan đến tố cáo sai phạm xảy ra tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (gọi tắt là Trung tâm).
Theo đó, Tổng cục Thủy sản đã khai trừ đảng, cách chức đối với ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản. Ông Quý cũng là nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản.
Ông Bùi Đức Quý. Ảnh: T.Q.
Ông Bùi Đức Quý. Ảnh: T.Q. 
Cơ quan này quyết định khai trừ đảng, buộc thôi việc đối với ông Lê Tuấn Anh - Phó phòng Hành chính quản trị, Tổng cục Thủy sản. Liên quan đến vụ việc, 5 viên chức của Trung tâm bị buộc thôi việc, cảnh cáo 1 viên chức.
Tổng cục Thủy sản cho hay, vào tháng 4/2015, có nhận được đơn tố cáo về việc lãnh đạo, cán bộ Trung tâm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn làm giả các giấy chứng nhận lưu hành các sản phẩm thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản để trục lợi.
Qua xác minh, Tổng cục Thủy sản xác định, các cá nhân có liên quan đến vụ việc đã cố ý làm sai quy định, cố tình ghép phụ lục, đưa thêm một số sản phẩm là chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy vào lưu hành.
Tổng cục Thủy sản ban hành văn bản kèm phụ lục sản phẩm là đúng quy định, nhưng các đối tượng sử dụng một số văn bản đó để cắt ghép, sửa phụ lục với mục đích đưa thêm sản phẩm vào lưu hành. Văn bản gốc được ký, ban hành, lưu trữ là đúng, nhưng đã bị các đối tượng lợi dụng để làm trái quy định.
Tại thời điểm các đối tượng thực hiện hành vi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương tạm dừng cấp phép lưu hành sản phẩm, do đó các đối tượng chỉ có thể sử dụng cách gép phụ lục của văn bản đã ban hành trước đó. Có những phụ lục được cắt ghép từ văn bản gốc đã ban hành trong năm 2013 nhưng thời điểm thực hiện cắt ghép là năm 2015.
Theo xác minh, các đối tượng trên đã "phù phép" 3 văn bản của Tổng Cục Thủy sản (văn bản số 758, 1526, 1789), trong đó cấp phép cho lưu hành 140 sản phẩm là thức ăn chăn nuôi và 668 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản vào lưu hành trái quy định của pháp luật.
Kết quả xác minh cho thấy, từ đầu năm 2013, ông Bùi Đức Quý lúc đó là Giám đốc Trung tâm, cấu kết với các cán bộ của Trung tâm là ông Nguyễn Huy Bàn, bà Đỗ Thị Hà, Phạm Hồng Quân, Vũ Thị Thu, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Dũng và ông Lê Tuấn Anh làm giả công văn và ban hành công văn trái luật để đưa tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm đã được cấp phép lưu hành.
Các đối tượng trên đã cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện hành vi vi phạm với mục đích vụ lợi. Trong quá trình thực hiện hành vi trên, bà Vũ Thị Thu đã chuyển tiền 2 lần cho ông Bùi Đức Quý với tổng số tiền là 912 triệu đồng.
Ông Dũng cũng chuyển tiền vào tài khoản của ông Phạm Văn Hoà (người quen của bà Thu) 3 lần với tổng số tiền là 976 triệu đồng. Số tiền này được tính trả cho ông Quý 5 triệu đồng/sản phẩm nhận làm cho doanh nghiệp.
Tổng cục Thủy sản cũng cho biết thêm, đơn vị này đã ban hành văn bản thu hồi các văn bản, phụ lục văn bản bị ghép phụ lục, bị đưa thêm sản phẩm vào lưu hành.
Ngoài ra, Tổng cục Thủy sản cũng ban hành 4 quyết định thu hồi tiền nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 1,176 tỷ đồng. Đến nay, các cá nhân bị thu hồi tiền đã thực hiện nộp tiền.

Làm giả chính sách ở Nam Định: Truy tố 12 bị can

(Kiến Thức) - Về việc làm giả hồ sơ, giấy tờ để hưởng chế độ chính sách xảy ra tại huyện Nghĩa Hưng, Công an tỉnh Nam Định đã đề nghị truy tố 12 người.

Theo công văn số 33/ANĐT ngày 23/12/2015 của Cơ quan An ninh Điều tra – Công an tỉnh Nam Định thì ngày 27/11/2015, Cơ quan An ninh Điều tra – Công an tỉnh Nam Định đã ra kết luận điều tra số 762/ANĐT đối với vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả hồ sơ của cơ quan, tổ chức xảy ra tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định do báo Khoa học & Đời sống bàn giao. Đồng thời, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nam Định đề nghị truy tố 12 bị can trước pháp luật.
Danh tính các bị can gồm: Đồng Hải Thịnh, Nguyễn Thanh Thảng, bị khởi tố về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, quy định tại khoản 2, điều 267, Bộ luật Hình sự. Bị can Nguyễn Văn Hà về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, điều 267, Bộ luật Hình sự. Bị can Trần Cao Khải về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 3, điều 139, Bộ luật Hình sự.

Chùm ảnh: Xóm ngủ không dám chốt cửa vì sợ nhà sập

Khi ngủ, người dân ở những căn nhà ven sông Đồng Nai không dám chốt cửa vì sợ nhà đổ sập bất ngờ, không có lối thoát.

Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.
Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.

Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.
Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.

Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.
Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.

Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.
Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.

Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.
Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.

Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.
Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.

Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.
Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.

Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.
Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.

Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.

Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.


Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.

Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.


Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".

Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".


Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".

Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".