Cách Cách đẹp nhất nhà Thanh, nhiều lần bị cự tuyệt đã chọn không kết hôn

Bà xuất thân hiển hách, dáng người thon thả, đôi lông mày đẹp như tranh vẽ, nước da trắng ngần, nhất cử nhất động đều toát lên một vẻ rất quý phái, tao nhã, nhưng lại độc thân cả đời chỉ vì trót chung tình với một người.

Bà say đắm Phổ Nghi, (Ái Tân Giác La Phổ Nghi, vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung), nhưng cuối cùng vẫn bị từ chối. Bà cũng từng đã bỏ lỡ vài cuộc hôn nhân, cả đời không công việc, không kết hôn, cứ ở vậy cho tới già.

Bà chính là Cách Cách đẹp nhất thời nhà Thanh, Vương Mẫn Đồng. Mẹ của bà là Ái Tân Giác La Hằng Tuệ, cháu gái trực hệ đời thứ 5 của vua Càn Long.

Vương Mẫn Đồng là trưởng nữ trong nhà, ngay từ nhỏ, các trưởng bối và mẹ đã rất nghiêm khắc với bà, chính vì vậy mà tính cách của bà rất dịu dàng, cộng với việc có một diện mạo vô cùng xinh xắn, nên bà rất được lòng tiền bối, sống một tuổi thơ nhung lụa.

Cach Cach dep nhat nha Thanh, nhieu lan bi cu tuyet da chon khong ket hon

Vương Mẫn Đồng khi còn nhỏ (phải).

Chịu ảnh hưởng của thế cục lúc bấy giờ, bà theo bà và mẹ tới Thiên Tân định cư, khi đó, bà 17 tuổi, mẹ bà đã hứa hôn bà với một người cũng thuộc dòng tộc Ái Tân Giác La môn đăng hộ đối, nhưng sau đó vì đằng trai có mối quan hệ mập mờ với một diễn viên lúc bấy giờ nên hôn ước đã bị hủy bỏ.

Sau khi Phổ Nghi trở về Kinh, em gái của ông muốn tác hợp Vương Mẫn Đồng và em trai Phổ Kiệt, Vương Mẫn Đồng khi biết tin này đã rất vui, nhưng vì người Nhật không đồng ý cho Phổ Kiệt kết hôn với người Trung Quốc nên chuyện tác hợp này cũng coi như thất bại. Tuy nhiên, mẹ con Vương Mẫn Đồng vẫn rất thích gia tộc Ái Tân Giác La, thấy Phổ Nghi cũng không tồi, vì vậy đã tìm người mời Phổ Nghi cùng ăn cơm, giới thiệu cho hai bên biết nhau.

Cach Cach dep nhat nha Thanh, nhieu lan bi cu tuyet da chon khong ket hon-Hinh-2

Vương Mẫn Đồng ở độ tuổi thiếu nữ.

Phổ Nghi vốn là một người rất nhiệt tình, thêm vài chén rượu vào là lời ra ào ào, nói chuyện với Vương Mẫn Đồng rất nhiệt tình, rất vui vẻ. Vương Mẫn Đồng cũng vì vậy mà nghĩ rằng Phổ Nghi thích mình nên mới nhiệt tình với mình như vậy, sau đó đã tìm người tác thành cho mình và Phổ Nghi, mà không biết rằng, chỉ ngay ngày hôm sau thôi, Phổ Nghi đã hoàn toàn quên hết sạch chuyện giữa mình và Vương Mẫn Đồng, đồng thời cự tuyệt chuyện nên duyên với bà. Thì ra, Phổ Nghi không muốn kết hôn với nữ tử Mãn tộc, hơn nữa, Vương Mẫn Đồng cũng không có công việc gì.

Cach Cach dep nhat nha Thanh, nhieu lan bi cu tuyet da chon khong ket hon-Hinh-3

Vương Mẫn Đồng được mệnh danh là Cách Cách xinh đẹp nhất thời nhà Thanh.

Vương Mẫn Đồng không can tâm, cho rằng Phổ Nghi thực ra rất thích mình, quyết tâm theo đuổi, nhưng Phổ Nghi ngược lại lại thấy Vương Mẫn Đồng phiền phức. Sau đó, Phổ Nghi kết hôn với Lý Thục Hiền, Vương Mẫn Đồng sau khi biết tin vẫn không từ bỏ, vẫn bám lấy Phổ Nghi. Có một lần Vương Mẫn Đồng tìm tới Phổ Nghi khiến ông vô cùng tức giận, thẳng thắn nói bà rất phiền phức, kêu bà sau này đừng tới nữa, nghe nói Phổ Nghi chưa từng tức giận như vậy bao giờ…

Cach Cach dep nhat nha Thanh, nhieu lan bi cu tuyet da chon khong ket hon-Hinh-4

Nét đẹp truyền thống của Vương Mẫn Đồng.

Sự việc này khiến Vương Mẫn Đồng tổn thương sâu sắc, bà không còn ý định muốn kết hôn nữa. Trong thời kì Cách mạng văn hóa vô sản của Trung Quốc, mọi đồ đạc trong nhà bà đều bị lấy hết đi, chỉ có thể sống cùng mẹ trong một gian phòng đơn sơ, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Sau khi mẹ qua đời, một mình bà tiếp tục sống ở đó. Sau Cách mạng văn hóa, một người em trai khác của Phổ Nghi đã tìm tới thăm, bày tỏ muốn thành thân với bà, nhưng bà vẫn lắc đầu, không thay đổi ý định không kết hôn của mình.

Cach Cach dep nhat nha Thanh, nhieu lan bi cu tuyet da chon khong ket hon-Hinh-5

Vương Mẫn Đồng khi về già.

Kể từ sau đó, bà một mình sống trong căn nhà đơn sơ, dột nát, không ít người khuyên bà chuyển đi, nhưng có ra sao bà cũng không chịu. Bà cảm thấy ở đây tự do tự tại, không bị bó buộc, cuộc sống rất tốt. Bản thân bà cũng chẳng giỏi một nghề nào, trước giờ chưa bao giờ đi làm việc, sống dựa vào 300 tệ tiền trợ cấp, dù ít nhưng vẫn cố gắng sống được qua ngày. Sau này, bà vào viện dưỡng lão ở, nhưng tới chưa được 1 tháng thì xảy ra chuyện không may. Năm 2003, Vương Mẫn Đồng qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. 

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ

Thời điểm nhà Thanh phát triển cực thịnh, Từ Hi Thái hậu đã tất tay 3 lần rút tiền từ Bộ Hộ và số tiền cả nước quyên góp để tổ chức hôn lễ hoành tráng nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa.

Vào ngày 8/11/1888 thời nhà Thanh, Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã ban hành hai sắc lệnh: Một là tuyên bố phong thị Diệp Hách Na Lạp lên làm hoàng hậu, đây chính là hoàng hậu Long Dụ sau này. Hai là phong 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang lên làm vợ lẽ của vua, sau này chính là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.

Như vậy, Hoàng đế Quang Tự mới 17 tuổi cùng một lúc đã có một vợ và hai quý phi.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do

Hoàng đế Quang Tự ở tuổi 17 đã được phong 1 hoàng hậu và 2 quý phi. Ảnh: Sohu.

Hầu hết các hoàng đế của triều đại nhà Thanh đều đã kết hôn trước khi lên ngôi. Chỉ có số ít vị vua, bao gồm Hoàng đế Quang Tự là kết hôn sau khi lên trị vì. Vì vậy, đối với hoàng gia triều Thanh, lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự là sự kiện vô cùng đặc biệt. Từ Hi Thái Hậu đã lên kế hoạch tổ chức một hôn lễ hoành tráng bậc nhất cho Hoàng đế Quang Tự.

Vào khoảng năm 1888, nhà Thanh đang ở trong thời kỳ phát triển cực thịnh giữa giai đoạn hòa bình hiếm hoi sau chiến tranh. Sức mạnh quân sự được cải thiện đáng kể, nguồn tài chính dồi dào, sự lớn mạnh đã đặt nền tảng vật chất vững chắc cho lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự.

Từ Hi Thái hậu đã 3 lần ra lệnh rút tiền của Bộ Hộ. Lần thứ nhất đề ra 4 triệu lượng bạc do Bộ Hộ và các tỉnh chịu trách nhiệm. Lần thứ hai quyên góp được 1 triệu lượng bạc. Lần thứ ba quyên góp được 500.000 lượng bạc. Tổng cộng là 5,5 triệu lạng bạc được quy về triều đình cho sự kiện hôn lễ của Hoàng đế.

Vậy thực tế lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự tốn bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin được ghi chép lại, Hoàng đế Quang Tự đã sử dụng 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Nếu quy về ngân lượng sẽ tương đương với 5,5 triệu lượng bạc. Điều này có nghĩa là 5,5 triệu lượng bạc mà Từ Hi Thái hậu quyên góp được từ Bộ Hộ về cơ bản đã được tiêu hết sạch.

Nếu ta khó hiểu 5,5 triệu lượng bạc thời cổ đại lớn đến mức nào thì có thể giải thích một cách tương đối đơn giản và trực tiếp, số tiền này gần như có thể mua cả một nửa hạm đội Hải quân Bắc Dương!

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-2

Dàn quan lại hùng hậu với trang phục và phong thái quyền quý trong hôn lễ của vị vua Quang Tự. Ảnh: Sohu.

Hải quân Bắc Dương do Lý Hồng Chương trực tiếp cầm quyền, giữ chức tổng đốc tỉnh kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Sau hơn 10 năm liên tục phát triển, hạm đội hải quân Bắc Dương có 25 tàu chiến, 50 tàu chiến phụ trợ, 30 tàu vận tải và hơn 4.000 sĩ quan, binh lính. Đây là hạm đội mạnh nhất và lớn nhất trong số bốn lực lượng hải quân chính của nhà Thanh, và sức mạnh tổng thể của nó được xếp hạng số 9 thế giới và số 1 trên toàn Châu Á.

Với cách so sánh này, 5,5 triệu lạng bạc mà Hoàng đế Quang Tự trực tiếp chi cho hôn lễ sẽ có thể mua được hơn một nửa lực lượng hải quân Bắc Dương. Nói cách khác, chuyển chủ sở hữu của cả hạm đội hải quân Bắc Dương cũng chỉ đủ tổ chức hôn lễ cho 1 vị Hoàng đế Quang Tự.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-3

Sảnh tổ chức lễ cưới xa hoa tại cung Côn Ninh từng được trang trí vô cùng lộng lẫy cho hôn lễ. Ảnh: NetEase.

Với số tiền khổng lồ, đám cưới vua Quang Tự đã được Từ Hi Thái Hậu sắp xếp tổ chức theo các nghi thức trang trọng bậc nhất, những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn con chiến mã tuyển được chọn kỹ càng, vô vàn lễ vật đắt giá cùng các nghi thức hôn lễ trọng đại.

Quả thật, đây không hổ danh là hôn lễ được đầu tư nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng chính cách tiêu xài hoang phí này của Từ Hi Thái Hậu đã đẩy nhà Thanh đến cái kết sụp đổ đầy thảm thương sau này. 

Thói quen ăn uống “cô đơn” của hoàng đế nhà Thanh

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến, hoàng đế nhà Thanh là người nắm giữ quyền lực tối thượng và số của cải khổng lồ. Dù nhà vua có rất nhiều phi tần và con cái nhưng hiếm khi ăn chung với người khác. 

Thoi quen an uong “co don” cua hoang de nha Thanh
 Là người đứng đầu đất nước, hoàng đế nhà Thanh ở Trung Quốc thời phong kiến là người đàn ông quyền lực và giàu có nhất thiên hạ.