Các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại từ 2/3?

Học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Cac tinh thanh cho hoc sinh di hoc tro lai tu 2/3?
 

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên ở tất cả các cơ sở giáo dục các bậc học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 2/3 theo đề nghị của Giám đốc Sở GD&ĐT.
Giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố tiếp tục khẩn trương quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT tại công văn số 55O, Bộ Y tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp đến tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh.
UBND tỉnh cũng ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn:
Ngày kết thúc năm học trước 30/6/2020
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 15/7/2020
Xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 20/6/2020
Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 6 THCS năm học 2020-2021 trước ngày 15/8/2020.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 vào các ngày 3 đến 5/7.
Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 trước ngày 15/8.
Thi THPT quốc gia năm 2020, thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ.
Trước đó, ngày 26, 27/2, tỉnh Quảng Ninh và Cà Mau cũng đã có văn bản cho học sinh đi học trở lại từ 2/3.
PLO tiếp tục cập nhật...

16 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2

Tối 13/2, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Đến 20 giờ 30 ngày 13/2, có 16 tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17/2.

Cụ thể gồm: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đồng Nai.

Thống nhất đề xuất đi học trở lại vào tháng 3 tới

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 sáng nay đã bàn xem xét thời gian cho học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Theo tường thuật của Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng căn cứ thực tế tình hình phòng chống dịch bệnh ở trong nước, khả năng điều trị,… Hà Nội đề xuất đến ngày 2/3 sẽ tổ chức đi học lại.
Thong nhat de xuat di hoc tro lai vao thang 3 toi
 Ông Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội sẽ phun khử trường học lần thứ 5". Ảnh: Đình Nam/VGP.

Đồng thời, Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học như 4 lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trường học; sẽ phun khử lần thứ 5...Bên cạnh đó, còn hướng dẫn, tập huấn toàn bộ cho giáo viên cách ứng xử, kỹ năng phát hiện, xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ; không tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, thực hiện chào cờ trong lớp học; giảm bớt các hoạt động tập thể tập trung đông người.

"Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch SARS năm 2003 còn nguy hiểm hơn nhưng Hà Nội đã đối mặt và vượt qua. Thậm chí thời chiến tranh, Thủ đô bị ném bom, nhưng học sinh vẫn đi học, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường...", - ông Chung nói.

Một lập luận khác được nêu ra là nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn. Chưa kể nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với giáo dục và còn gây ảnh hưởng không tốt tới nhiều lĩnh vực khác…

Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng TƯ Đảng; UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội; các bộ Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Trường ĐH Y Hà Nội,… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.

Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh như bố trí nước rửa, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn.

Các ý kiến cũng cho rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi việc này chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh.

Các ý kiến cũng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhưng thực tế vẫn còn những tiềm ẩn và người dân vẫn còn lo lắng. Do vậy, không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, nhà trường, gia đình, hội phụ huynh cần phối hợp thật tốt trong việc này.

Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức từ ngày 23-26/7

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc cho trẻ em đi học, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu là "phải bảo đảm an toàn về chuyên môn và an tâm về tâm lý".

Thong nhat de xuat di hoc tro lai vao thang 3 toi-Hinh-2
 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Năm học 2019 - 2020 sẽ được lùi 1 tháng". Ảnh: VGP

Cái khó là học sinh mầm non, tiểu học còn bé, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong phòng chống dịch bệnh, việc cho nghỉ học một thời gian như vừa qua là cần thiết, để nhà trường chuẩn bị các điều kiện phòng dịch, khử khuẩn, tập huấn kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho các đội ngũ giáo viên…

Theo Thứ trưởng Độ, tính tới ngày 29/2, học sinh, sinh viên cả nước sẽ nghỉ trọn 4 tuần. Bộ GD-ĐT đã bàn rất kỹ và đang xây dựng quyết định chuẩn bị. Sau buổi họp hôm nay, sẽ trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh khung chương trình thời gian năm học 2019 - 2020.

Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi một tháng tương ứng với thời gian đã nghỉ. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 23-26/7, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, học sinh thi tốt nghiệp.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương để cho học sinh nghỉ học (không phải nghỉ đồng loạt), đồng thời tiến hành triển khai khử trùng, tiêu độc cơ sở đào tạo; tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh, giáo viên,… Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, về cơ bản các học viên đã trưởng thành và có ý thức phòng ngừa dịch bệnh nên không có vấn đề gì khi tổ chức đi học trở lại.

'Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước"

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phòng dịch trong trường học với tinh thần bình tĩnh nhưng không chủ quan, chủ động và dựa trên các minh chứng khoa học.

Thong nhat de xuat di hoc tro lai vao thang 3 toi-Hinh-3
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước". Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, ông Đam cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020. Trường hợp Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH không quyết định thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định để làm căn cứ cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Phó Thủ tướng nêu rõ, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các địa phương là đã bước vào trong trường học thì môi trường an toàn bằng hay thậm chí hơn trụ sở cơ quan nhà nước. Bởi chỉ riêng việc kiểm soát người ra, vào thì các trường học đã có điều kiện hơn khi biết rõ từng học sinh, từng giáo viên trong khi tại các trụ sở cơ quan nhà nước có cả những người không rõ lai lịch đến làm việc.

“Các cháu học sinh cần được hướng dẫn biện pháp giữ vệ sinh cá nhân. Hàng ngày, phụ huynh, giáo viên, y tế trường học kết hợp với y tế cơ sở kiểm tra, nắm sát tình hình sức khoẻ của mỗi học sinh ở nhà cũng như khi đến trường. Làm được như vậy, phụ huynh và xã hội sẽ yên tâm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm:

"TP.HCM có văn bản đề xuất cấp thẩm quyền tính phải cả đến phương án cho các trường nghỉ hết tháng 3. Bởi trong phòng chống dịch bệnh, cần phải tính toán tới mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất để sẵn sàng chuẩn bị các giải pháp ứng phó. Đề xuất của thành phố cũng nhằm bảo đảm sự thận trọng cần thiết, phải lật đi, lật lại vấn đề trước khi quyết định cho đi học trở lại...

Địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan, lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến cáo của Trung ương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thành phố cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về giáo dục, đào tạo sớm có văn bản điều chỉnh chương trình năm học cho phù hợp và thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương…."

Hà Nội chưa chốt thời gian trở lại trường cho học sinh

Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết thành phố sẽ quyết định việc đi học của học sinh vào buổi họp ban chỉ đạo cuối tuần, dự kiến ngày 28/2.

Chiều 26/2, UBND Hà Nội họp trực tuyến với các sở, ngành và quận huyện về công tác phòng chống dịch Covid-19. Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết trước diễn biến phức tạp về dịch bệnh tại Hàn Quốc, Nhật Bản và nguy cơ lây nhiễm ở Hà Nội vẫn ở mức cao, thành phố sẽ quyết định học sinh đi học trở lại hay không vào cuối tuần này.
Trường, lớp là môi trường an toàn
Thông tin tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết sở đã tổ chức buổi làm việc trực tuyến với các trường học, giáo viên với số lượng tham dự trên 10.000 đại biểu để quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo thành phố.
Sở đã yêu cầu các trường chuẩn bị các kịch bản cụ thể, để làm sao khi học sinh quay trở lại học, giáo viên, nhân viên trong trường phải nắm bắt các quy trình đảm bảo an toàn. Các trường tiếp tục vệ sinh trường học, khử khuẩn, thông tin trao đổi với cha mẹ học sinh để yên tâm cho con em đi học trở lại. Các đơn vị phải triển khai tập huấn cho giáo viên đo thân nhiệt cho học sinh, hướng dẫn chuyên môn để khi có tình huống có thể xử lý đúng quy trình.
Ông Nguyễn Đức Chung đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền, thông tin để người dân biết môi trường trường học không phải là nơi có khả năng dịch bệnh lây lan cao. Nếu các học sinh đi học thì sẽ được giám sát rất chặt chẽ.
Ha Noi chua chot thoi gian tro lai truong cho hoc sinh
 Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Sơn Hà.
Chủ tịch thành phố cũng thông tin WHO đã tổng kết các nước ngoài Trung Quốc nhiễm Covid-19, chưa ghi nhận có ổ dịch nào phát sinh, lây nhiễm từ trường học. Tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em 1-10 tuổi chiếm 1%, 10-20 tuổi chiếm 2% nhưng đều ở thể nhẹ.
“Chúng ta phải khẳng định, đến giờ phút này, Hà Nội chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm chéo mà đi từ vùng dịch bệnh hay đi qua các nước về. Chúng ta đang áp dụng các giải pháp, biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả”, ông Chung nói.
Ông cho biết tới đây các trường học trên toàn thành phố đã có 6 lần tổng vệ sinh, khử khuẩn. Nếu các học sinh đi học, việc này cũng sẽ được thực hiện hàng ngày, đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh. Học sinh sẽ được hướng dẫn rửa tay, sát khuẩn và theo dõi thân nhiệt thường xuyên.
"Nghỉ học hay không, cuối tuần này thành phố sẽ quyết định căn cứ trên cơ sở đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho học sinh, sinh viên khi đến trường. Phải có đánh giá của chuyên gia dịch tễ học", ông Chung nói.
Về việc thiếu nhiệt kế tại các trường học, ông Chung yêu cầu các phòng giáo dục chỉ đạo các hiệu trưởng tạm thời huy động nhiệt kế từ các phụ huynh học sinh. Sở Y tế liên hệ với các hãng để đặt mua thêm nhiệt kế, đảm bảo đúng quy định, chất lượng.
Có nguy cơ quá tải cơ sở cách ly tập trung
Về việc cách ly, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết đối với công dân trong nước, nước ngoài nhập cảnh hoặc đi qua khu vực có dịch của Hàn Quốc thì chuyển đến cơ sở tập trung.
Thứ hai là các đối tượng đã nhập cảnh từ vùng dịch nhưng đang ở trên địa bàn quận, huyện nhưng chưa qua 14 ngày. Thành phố đã họp với Sở Y tế, trao đổi với cơ quan kiểm soát bệnh tật, thống nhất sẽ cách ly các trường hợp này tại nhà một cách nghiêm ngặt.
Ha Noi chua chot thoi gian tro lai truong cho hoc sinh-Hinh-2
Hà Nội đang đối diện nguy cơ thiếu nơi cách ly tập trung. Ảnh: Phạm Thắng. 
Ông Quý yêu cầu quận huyện tiếp tục rà soát theo hướng rà từng ngõ gõ từng nhà không bỏ qua các cơ sở lưu trú như khách sạn, tiếp nhận thông tin từ người tự giác khai báo, từ nhân dân để chỉ đạo thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đồng thời ông cũng lưu ý thêm những người tiếp xúc với đối tượng này chú ý khi có biểu hiện lâm sàng ho, sốt, khó thở cũng báo ngay với cơ quan y tế.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành và xã, phường tổ chức tuyên truyền đến mọi người dân, mọi du khách để am hiểu dấu hiệu bệnh Covid-19. Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở phải lập tức thông báo với cơ quan chức năng để có biện pháp phù hợp.
Về nơi cách ly tập trung, ông Quý báo cáo Ban chỉ đạo, cho biết hiện Bệnh viện Bộ Công an có 88 chỗ và đã hết công suất tiếp nhận. Điểm cách ly tập trung thứ hai của Bộ Tư lệnh Thủ đô có công suất là 850 người nhưng hiện nay đã có 261 người, còn lại 590 người.
Trong khi tối 26/2, có 5 chuyến bay từ Hàn Quốc về, ông Quý cho rằng có khả năng quá tải. Vì thế, ông đề nghị Chủ tịch thành phố theo hướng dẫn Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan khảo sát trường lái xe, sửa chữa, dọn vệ sinh để tiếp tục có nơi cách ly tập trung khi đối tượng tăng lên.
"Đây là giải pháp cấp bách cần phải làm ngay, nếu Chủ tịch cho phép thì ngày mai phải triển khai ngay. Nếu không vài ba hôm nữa hết chỗ", ông Quý nói.
Hàn Quốc ngày 26/2 công bố thêm 169 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên tới 1.146. Trong 169 ca nhiễm mới, 134 ca được ghi nhận ở Daegu và 19 ca ở tỉnh Gyeongsang Bắc - hai ổ dịch lớn nhất ở nước này.
Tối 25/2, Bộ lao động Thương binh và Xã hội cũng phát đi văn bản khuyến cáo người lao động Việt Nam ở 2 tỉnh Daegu và Gyeongbuk (Hàn Quốc) yên tâm làm việc, hạn chế đi lại, không đến các vùng có dịch và không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đó khi không cần thiết. Việc này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.