Các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia lo ngại nghị định 116

(Kiến Thức) - Các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia đang đối mặt với tương lai ảm đạm về xuất khẩu xe. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ doanh số, mà còn ảnh hưởng bởi nghị định 116 tại Việt Nam.

Lo lắng của các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia liên quan tới Nghị định số 116/2017/ND-CP của Việt Nam về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và cấp giấy phép ôtô nhằm thắt chặt hoạt động nhập khẩu phương tiện này được Việt Nam ban hành từ tháng 11/2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Theo tờ Business Times hôm 25/2, theo quy định mới, các nhà nhập khẩu ôtô vào Việt Nam bắt buộc phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập khẩu (VTA). Loại giấy này bao gồm chi tiết chất lượng ôtô, mức độ an toàn và bảo vệ môi trường, do cơ quan xuất nhập khẩu của Việt Nam cấp.
Lo lắng của các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia liên quan tới Nghị định số 116/2017/ND-CP của Việt Nam.
 Lo lắng của các nhà sản xuất ôtô tại Indonesia liên quan tới Nghị định số 116/2017/ND-CP của Việt Nam.
Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ chọn ngẫu nhiên một mẫu xe từ các lô xe nhập khẩu để kiểm tra an toàn kỹ thuật, chất lượng và khí thải. Việc thanh tra sẽ được lặp lại với những lần nhập hàng tiếp theo, trên tất cả các mẫu xe kể cả cùng một mẫu.
Trước quy định này, Tổng giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Indonesia (Gaikindo), ông Kukuh Kumara nêu ý kiến: “Quy định mới đòi hỏi các nhà sản xuất xe phải chịu thêm chi phí và cả tổn thất về thời gian. Để một cuộc thanh tra hoàn tất, có thể mất 1 - 2 tháng. Trong khi đó, các loại xe khác trong lô hàng sẽ phải nằm chờ ở cảng và bị tính phí kho vận theo ngày”.
Nếu các nhà sản xuất Indonesia không thể xuất khẩu ôtô sang Việt Nam, nước này có thể phải chịu tổn thất khoảng 85 triệu USD.
 Nếu các nhà sản xuất Indonesia không thể xuất khẩu ôtô sang Việt Nam, nước này có thể phải chịu tổn thất khoảng 85 triệu USD.
Đồng chủ tịch Gaikindo, ông Jongkie Sugiarto cho rằng, các nhà sản xuất ôtô Indonesia không lo ngại vấn đề về chất lượng xe theo yêu cầu từ Việt Nam bao gồm: Động cơ tiêu chuẩn châu Âu 4, túi khí, hệ thống chống bó phanh mà lo ngại về yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên mẫu xe. “Quy định thanh tra này sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu xe hơi Indonesia vì bắt buộc phải thực hiện trên từng mẫu xe trong mỗi chuyến hàng. Nếu kiểm tra không đạt yêu cầu, các doanh nghiệp Indonesia sẽ bắt buộc phải chuyển lô hàng về”, ông Jongkie Sugiarto nói.
Cục trưởng Cục Thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, ông Oke Nurwan cho rằng, nếu các nhà sản xuất Indonesia không thể xuất khẩu ôtô sang Việt Nam, nước này có thể phải chịu tổn thất khoảng 85 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 12/2017 - 3/2018.
Bên cạnh đó, ông Nurwan cho rằng, nghị định của Việt Nam đã được thi hành sớm và có lẽ cần phải thông báo những ý định có thể gây hạn chế hoạt động thương mại sớm hơn, trước khi chính thức thực thi và có hiệu lực.
Chính phủ Indonesia sẽ cử một phái đoàn tới Việt Nam để xúc tiến các hoạt động vận động hành lang, giải quyết vướng mắc sớm nhất.
Chính phủ Indonesia sẽ cử một phái đoàn tới Việt Nam để xúc tiến các hoạt động vận động hành lang, giải quyết vướng mắc sớm nhất. 
Lo lắng về các vấn đề phát sinh từ nghị định mới của Việt Nam, Gaikindo đã gửi thư lên Bộ Công nghiệp hôm 27/1, trong đó cho biết bốn nhà sản xuất ôtô là: Toyota, Suzuki, Daihatsu và Hino phải dừng các kế hoạch sản xuất đối với 9.337 phương tiện dự kiến xuất khẩu tới Việt Nam.
Số xe này đáng lẽ phải được sản xuất trong thời kỳ từ tháng 12/2017 - 3/2018. Indonesia thường xuất khẩu khoảng 30 nghìn ôtô sang Việt Nam/năm, trong đó 4 hãng trên là những nhà xuất khẩu lớn nhất, ông Kukuh nói.
Lá thư của Gaikindo được gửi cùng ngày Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại New Delhi, Ấn Độ.
Thủ tướng Indonesia khi đó cũng cho rằng, chính sách mới có thể sẽ tác động tới thương mại song phương giữa hai nước vốn đang tăng trưởng trong 3 năm qua. Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), xuất khẩu ôtô chở khách của Indonesia tới Việt Nam từ tháng 1 - 11/2017 đạt giá trị 241,2 triệu USD, tăng đáng kể so với 17,78 triệu USD trong năm 2016. Indonesia cũng xếp trong top 3 nhà xuất khẩu ô tô chở khách hàng đầu sang Việt Nam sau Thái Lan và Trung Quốc với thị phần chiếm 13,12%.
Hiện nay, Indonesia đang tìm kiếm hướng giải quyết vấn đề một cách mềm mỏng. Theo ông Nurwan, Chính phủ Indonesia sẽ cử một phái đoàn tới Việt Nam để xúc tiến các hoạt động vận động hành lang, giải quyết vướng mắc sớm nhất.

Đối thoại nảy lửa về điều kiện nhập khẩu ô tô

Trong khi đại diện VAMA và một số tổ chức cho rằng một số quy định của Nghị định 116 khiến cho việc nhập khẩu khó khăn, đẩy giá xe tăng cao thì đại diện các doanh nghiệp trong nước như Trường Hải, Thành Công lại khẳng định các quy định trên là hoàn toàn phù hợp, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Sáng 26/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ quán các nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu; Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Phòng Thương mại châu Âu cùng đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 116 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và Thông tư số 03 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đối thoại với các doanh nghiệp ô tô .
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đối thoại với các doanh nghiệp ô tô .

"Vua off-road" Mercedes-AMG G63 2019 lộ diện trước ngày ra mắt

(Kiến Thức) - Phiên bản hiệu năng cao Mercedes-AMG G63 phiên bản 2019 của dòng SUV G-Class thế hệ mới sẽ được ra mắt tại Geneva 2018 diễn ra vào đầu tháng 3 năm nay với nhiều hé lộ bất ngờ.

Thương hiệu xe sang Mercedes tiếp tục khiến những fan của dòng xe địa hình G-Class vui mừng khi nhanh chóng trình làng bản hiệu năng cao "vua off-road" Mercedes-AMG G63 2019 thế hệ mới. Phiên bản mới này cũng được thay đổi toàn diện so với thế hệ AMG G63 trước.
Thương hiệu xe sang Mercedes tiếp tục khiến những fan của dòng xe địa hình G-Class vui mừng khi nhanh chóng trình làng bản hiệu năng cao "vua off-road" Mercedes-AMG G63 2019 thế hệ mới. Phiên bản mới này cũng được thay đổi toàn diện so với thế hệ AMG G63 trước.

Học phí đại học công lập sẽ tăng mạnh như thế nào?

Cho đến khi dự thảo nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập được phê duyệt, lộ trình tăng học phí đại học vẫn áp dụng theo nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Hoc phi dai hoc cong lap se tang manh nhu the nao?
 

Ôtô nhập khẩu Thái Lan về Việt Nam chạy nghị định 116?

(Kiến Thức) - Trong số hơn 13 nghìn xe nguyên chiếc nhập khẩu về trong tháng 12/2017 có tới 8.070 xe từ Thái Lan. Đây được xem là động thái nhập khẩu gấp rút nhằm "chạy" trước Nghị định 116.

Theo báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, trong tháng 12 đã có hơn 13 nghìn ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu vào nước ta. Lượng xe ôtô nhập khẩu này tăng hơn 112% về số lượng (tháng 11/2017 chỉ có 6.422 xe) và gần 100% về giá trị so với tháng trước. Như vậy, trong năm 2017, cả nước đã nhập khẩu 97.231 xe ôtô nguyên chiếc các loại với giá trị hơn 2,2 tỷ USD. Lượng xe nhập khẩu trong năm 2017 giảm 13,6% về giá trị và 6,1% về lượng so với năm 2016.

"Soi" giá thuê siêu đắt của 10 du thuyển đỉnh nhất 2017

(Kiến Thức) - Nhiều du thuyền nổi tiếng thế giới có giá thuê siêu đắt lên đến hàng triệu USD một tuần khiến không ít người choáng váng. Tuy nhiên, chúng vẫn được các đại gia lắm tiền nhiều của thuê.

Du thuyền Queen Miri là một trong những du thuyền nổi tiếng có giá cho thuê đắt đỏ nhất nhì thế giới với hơn 2,1 triệu USD/tuần. Giá thuê không hề rẻ, nhưng đổi lại du khách có thể tận hưởng cuộc sống xa xỉ như đế vương.
  Du thuyền Queen Miri là một trong những du thuyền nổi tiếng có giá cho thuê đắt đỏ nhất nhì thế giới với hơn 2,1 triệu USD/tuần. Giá thuê không hề rẻ, nhưng đổi lại du khách có thể tận hưởng cuộc sống xa xỉ như đế vương.