Các ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông

Chiều 10/5, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thống nhất đưa ra tuyên bố chung về tình hình tại Biển Đông.

Trước diễn biến nghiêm trọng ở Biển Đông các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thống nhất đưa ra tuyên bố chung về tình hình tại Biển Đông thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh vừa thông báo đầu giờ chiều 10/5.
Đây là động thái đặc biệt vì thông thường các hội nghị cấp cao ASEAN chỉ có tuyên bố chủ tịch của các nhà lãnh đạo và có thể coi là thắng lợi ngoại giao khi trước đó đã có những lo ngại rằng khối không dễ dàng thống nhất ra tuyên bố về biển Đông do lợi ích của các bên khác nhau cũng như ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc tại khu vực.
Cuộc gặp bên lề giữa Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa - Ảnh: T.Tuấn.
 Cuộc gặp bên lề giữa Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa - Ảnh: T.Tuấn.
Thậm chí đã có những lo ngại về việc khối có thể chia rẽ liên quan đến chủ đề phức tạp này.
Trong tuyên bố các ngoại trưởng khẳng định lại tầm quan trọng của “duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của của ASEAN về biển Đông và tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”.
Tuyên bố cũng kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 và thực hiện kiềm chế tránh các hành động có thể phương hại hòa bình.
Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở biển Đông
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.
Các bộ trưởng yêu cầu các bên liên quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liện Hiệp Quốc về luật biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Các bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của của ASEAN về biển Đông và tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Các bộ trưởng đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia về tuyên bố DOC thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Ngắm những giàn khoan Việt Nam khai thác dầu khí

(Kiến Thức) - Ngắm những giàn khoan khủng của Việt Nam đang ngày đêm miệt mài khai thác tài nguyên  dầu khí, phục vụ đất nước.

Giàn khoan tự nâng PV DRILLING I được đóng theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn của Công ty Keppel Offshore & Marine cho thế hệ mới nhất. Giàn khoan có thể khoan sâu 7.600 m với đội ngũ công nhân đông đảo 110 người làm việc trực tiếp. Giàn khoan được hạ thủy năm 2007 và đang thực hiện nhiệm vụ tại mỏ Cá Ngừ Vàng.
 Giàn khoan tự nâng PV DRILLING I được đóng theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn của Công ty Keppel Offshore & Marine cho thế hệ mới nhất. Giàn khoan có thể khoan sâu 7.600 m với đội ngũ công nhân đông đảo 110 người làm việc trực tiếp. Giàn khoan được hạ thủy năm 2007 và đang thực hiện nhiệm vụ tại mỏ Cá Ngừ Vàng.

“Soi” ông chủ giàn khoan TQ trái phép

(Kiến Thức) - Tổng công ty dầu khí Hải Dương (CNOOC) đang sở hữu giàn khoan trái phép 981 là một trong những công ty dầu khí hàng đầu Trung Quốc.

Được thành lập năm 1982, CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc (SASAC).
 Được thành lập năm 1982, CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc (SASAC).

Chuyên gia phân tích mưu đồ của Trung Quốc ẩn sau giàn khoan HD-981

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang sử dụng sự kiện nước này hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 để kiểm tra quyết tâm của các nước láng giềng và Mỹ.

Kiểm tra quyết tâm của ASEAN và Mỹ
Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc đưa vào sử dụng vào năm 2012 và được coi là “vũ khí chiến lược” của ngành dầu mỏ Trung Quốc.