Các giám đốc công ty “ma” của Phạm Công Danh òa khóc giữa Tòa

(Kiến Thức) - Trong phần tự bào chữa, các bị cáo nguyên là giám đốc công ty “ma” do Phạm Công Danh lập ra đồng loạt bật khóc, trình bày hoàn cảnh khó khăn mong HĐXX giảm nhẹ mức án. 

Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng nay (24/1) tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư cho giám đốc công ty “ma” của Phạm Công Danh lập ra.
Bào chữa cho thân chủ, hầu hết các luật sư cho rằng, các bị cáo chấp nhận làm giám đốc một phần cũng vì tin tưởng Thiên Thanh là tập đoàn lớn có nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng nên hết sức tin tưởng.
Đa số các bị cáo đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật thấp, nhiều tuổi nên rất khó kiếm việc làm, khi được Tập đoàn Thiên Thanh nhận vào làm việc thì rất vui mừng. Vì vậy, khi được nhờ đứng tên làm Giám đốc, các bị cáo đều vui vẻ nhận lời mà không hề biết được mình “vô tình” tiếp tay cho bị cáo Phạm Công Danh làm điều sai trái.
Bị cáo Phạm Công Danh tại Tòa. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Bị cáo Phạm Công Danh tại Tòa. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Trong phần tự bào chữa bổ sung, nhiều bị cáo nguyên là giám đốc công ty “ma” òa khóc nức nở xin HĐXX xem xét giảm nhẹ tội vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhận thức pháp luật hạn chế.
“Khi được nhờ đứng tên giám đốc công ty, bị cáo không hề suy nghĩ đến việc sẽ đưa mình đến bất hạnh. Khi CQĐT lấy lời khai và khởi tố thì bị cáo mới biết hành vi mình là sai phạm. Bản thân chưa giúp gia đình thoát cảnh nghèo nay lại rơi vào cảnh khổ. Bị cáo mong HĐXX xem xét", bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (Giám đốc công ty TNHH MTV TM&DV Hương Việt) nức nở trình bày.
Còn bị cáo Nguyễn Tấn Thành (Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Thành Trí) bị VKS đề nghị 3 năm tù bật khóc, xin HĐXX xem xét giảm án vì “gia đình bị cáo vô cùng khó khăn, 200.000 đồng cũng khó mà có nên giờ tòa bắt bồi thường thiệt hại sẽ không biết lấy tiền đâu để đền”.

Xét xử Phạm Công Danh: Ngân hàng Nhà nước thừa nhận thúc VNCB tăng vốn

Trong phiên xử đại án Phạm Công Danh, nguyên Phó thanh tra Giám sát NHNN, thừa nhận có cuộc họp yêu cầu VNCB đẩy nhanh lộ trình tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.

Tại phiên xử đại án Phạm Công Danh chiều 16/1, trong phần thẩm vấn của luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang với đại diện CB, luật sư tiếp tục hỏi về nguồn tiền 4.500 tỷ đồng dùng để tăng vốn điều lệ. “CB nói số tiền này đã hòa chung dòng vốn VNCB, hiện nay nó ở đâu?

Vẫn chưa biết 4.500 tỷ tăng vốn của Phạm Công Danh ở đâu

Hình ảnh cảnh sát dẫn giải Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đến tòa

(Kiến Thức) - Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng 7 bị cáo khác trong vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) nhanh chóng được cảnh sát áp giải đến phiên tòa xét xử.

Sáng nay (24/1), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 7 đồng phạm trong vụ “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).
 Sáng nay (24/1), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 7 đồng phạm trong vụ “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).