Xét xử Phạm Công Danh: Ngân hàng Nhà nước thừa nhận thúc VNCB tăng vốn

Trong phiên xử đại án Phạm Công Danh, nguyên Phó thanh tra Giám sát NHNN, thừa nhận có cuộc họp yêu cầu VNCB đẩy nhanh lộ trình tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.

Tại phiên xử đại án Phạm Công Danh chiều 16/1, trong phần thẩm vấn của luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang với đại diện CB, luật sư tiếp tục hỏi về nguồn tiền 4.500 tỷ đồng dùng để tăng vốn điều lệ. “CB nói số tiền này đã hòa chung dòng vốn VNCB, hiện nay nó ở đâu?

Vẫn chưa biết 4.500 tỷ tăng vốn của Phạm Công Danh ở đâu

Đại diện CB cho rằng theo số liệu ngân hàng này lưu trữ, từ ngày 14/2-26/7/2014 (ngày khời tố vụ án), tổng số dư hiện có tại ở tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Xây dựng tại Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) là hơn 80.000 tỷ đồng, trong khi đó số tiền phát sinh ghi nợ là hơn 81.000 tỷ đồng. Do vậy số dư tiền gửi tại NHNN lúc đó là âm.

"4.500 tỷ đồng có nằm trong tài khoản tài sản sở hữu của VNCB tại thời điểm đó?", luật sư Huyền Trang hỏi.

CB khẳng định rằng 4.500 tỷ đồng đi vào cùng với 80.000 tỷ đồng tiền gửi nhưng đã hòa vào dòng tiền chung tại tài khoản của VNCB ở NHNN vào thời điểm đó, không thể tách bạch và xác định rõ.

Bị cáo Phan Thành Mai. Ảnh: Tùng Tin.
 Bị cáo Phan Thành Mai. Ảnh: Tùng Tin.

Luật sư Trang tiếp tục chất vấn những vấn đề xoay quanh số tiền 13.000 tỷ đồng xác định là tiền gửi tại NHNN thì có bao gồm 4.500 tỷ không. Đại diện CB trả lời không rõ ràng và đẩy trách nhiệm sang cho NHNN.

"Khi NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng, đổi tên thành CB, CB tham gia tố tụng có nghĩa là nhận ủy quyền của NHNN thì không thể đi đến đây mà không hiểu gì cả", luật sư Trang lớn tiếng

CB cho rằng NHNN là chủ sở hữu của CB, CB là đại điện pháp nhân chứ không phải đại diện cho NHNN, không phải được ủy quyền nên có một số vấn đề CB không có nghĩa vụ trả lời. CB cũng nói thêm tại thời điểm NHNN mua lại, VNCB đã sử dụng hết 4.500 tỷ tiền tăng vốn điều lệ và có tài liệu ghi nhận về điều này.

Trong tài liệu xác định 4.500 tỷ vào tài khoản từ thời gian 14/2-29/4/2014, xác định thông qua số dư đầu ngày và cuối ngày.

Ngân hàng Nhà nước: VNCB phải tăng vốn

Liên quan đến nội dung Phạm Công Danh bị sự thúc ép của NHNN phải tăng vốn từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng cho VNCB, HĐXX đã mời ông Đặng Văn Thảo (nguyên Phó thanh tra Giám sát NHNN) trả lời.

Ông Đặng Văn Thảo thừa nhận có cuộc họp giữa đại diện NHNN và các lãnh đạo của VNCB như Phạm Công Danh, Phan Thành Mai. Một trong những nội dung đó là việc NHNN yêu cầu VNCB đẩy nhanh lộ trình tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng, đồng thời hoàn tất nộp tiền vào tài khoản đã đăng ký. Ông Thảo cũng cung cấp biên bản cuộc họp cho HĐXX.

Sau phần trả lời này, Phạm Công Danh cảm ông Thảo vì xác nhận bị cáo đã khai việc này nhiều lần nhưng không được chấp nhận. Ông Danh cho rằng trong cuộc họp, ông trình bày rất rõ về việc không thể tăng vốn nhanh chóng được. Đề án tái cơ cấu cũng không có việc này.

Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: Hải An.
 Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: Hải An.

Bên cạnh đó, Phan Thành Mai cũng xác nhận lời của ông Đặng Văn Thảo. Tuy nhiên, bị cáo Mai cho biết không nhận được biên bản cuộc họp, do đó là quy trình nội bộ của NHNN. HĐXX và VKS cho biết sẽ kiểm tra lại chi tiết này.

Trước đó, ngày 12/1, Phạm Công Danh khai do sự thúc ép từ phía NHNN nên ông Danh mới phải dùng 12 công ty “ma” để vay 4.700 tỷ từ BIDV. “Nếu NHNN không thúc ép tăng vốn, tôi không làm sai”, ông Danh nói.

Bị cáo Phan Thành Mai cũng trình bày trong cuộc họp với NHNN, ông Danh đã trình bày 2-3 lần xin chia nhỏ việc tăng vốn nhưng NHNN vẫn yêu cầu tăng thêm 4.500 tỷ. “Tình trạng anh Danh lúc đó tăng cũng chết, không tăng thì ngân hàng cũng phá sản vì không có lợi nhuận”, bị cáo Mai khai.

Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi "ở đợ" trở thành đại gia Trầm Bê

Nhà nghèo nên học hết lớp 3 tại Trà Vinh, đại gia Trầm Bê được gia đình cho đi "ở đợ" nhà người bà con có xưởng sản xuất chén nhựa ở Vũng Tàu.

Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Dưỡng, Trưởng ấp Vàm Rai ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho biết từ ngày đại gia Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Sacombank) bị bắt vào đầu tháng 8/2017, người dân quê nghèo này luôn trông chờ ngày ông Bê ra tòa. Lý do họ trông chờ là vì muốn biết tòa án sẽ tuyên người cùng quê bao nhiêu năm tù về tội gì.

Vụ Phạm Công Danh: CQĐT nói gì về 4.700 tỷ đồng “trên trời rơi xuống”?

(Kiến Thức) - Đại diện Cơ quan cảnh sát điều tra cũng không thể trả lời được khoản tiền 4.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh vay BIDV hiện đang nằm ở đâu, trong khi CBBank xin hẹn giải đáp các vấn đề có liên quan vào chiều mai (16/1).

Hôm nay (15/1), phiên tòa xét xử vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và một số ngân hàng khác bước sang tuần thứ 2 với phần xét hỏi về nội dung TPBank cho vay 1.700 tỷ đồng cùng khoản tiền 4.700 tỷ đồng mà ông Phạm Công Danh (Chủ tịch VNCB) vay để tăng vốn điều lệ.
Liên quan tới khoản vay 4.700 tỷ đồng vay của BIDV, phiên xử “nóng” lên khi ông Phạm Công Danh và Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) bất ngờ khai tại tòa rằng: “Đây là khoản vay mà ông Danh dùng để tăng vốn điều lệ của VNCB vẫn còn trên hệ thống VNCB khi vụ án bị điều tra”.
Đáng lưu ý với việc vừa khai, ông Danh vừa đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ số tiền 4.700 tỷ đồng này vào số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng của vụ án nhằm góp phần khắc phục hậu quả.
Luật sư các bị cáo “xoay” đại diện CBBank (tiền thân của VNCB) với câu hỏi khoản tiền 4.700 tỷ đồng này bây giờ ở đâu? Ban đầu, đại diện CBBank nói rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại VNCB 0 đồng, tức là chẳng có khoản tiền nào vì vốn điều lệ VNCB ghi lúc đó là 3.000 tỷ đồng, nhưng cũng là giấy phép thôi.
Phạm Công Danh và Trầm Bê trong phiên xử chiều nay.
 Phạm Công Danh và Trầm Bê trong phiên xử chiều nay. 
Không đồng tình với câu trả lời của đại diện CBBank, luật sư nhắc lại câu hỏi rằng khoản tiền 4.700 tỷ đồng ở đâu?
“Cứ cho là từ trên trời rơi xuống cục tiền 4.700 tỷ đồng đi, không cần nguồn gốc, thì tôi xin hỏi đại diện CBBank là sau khi tiếp quản VNCB, CBBank sử dụng đồng tiền này như thế nào, vì các bị cáo khai thời điểm các bị cáo bị khởi tố, khoản tiền 4.700 tỷ đồng này vẫn còn ở VNCB?”, luật sư đặt câu hỏi.
Đáp lời, đại diện CBBank nói rằng khi tiếp nhận VNCB, thấy không còn khoản tiền nào và khoản chi 4.700 tỷ đồng này có lưu trữ chứng từ trong quá trình bàn giao giữa VNCB và BBank, tuy nhiên cần có ý kiến lãnh đạo thì mới trích xuất trả lời.
Nghe đến đây, chủ tọa – thẩm phán Phạm Lương Toản - giải thích với đại diện CBBank rằng, đây là câu hỏi rất quan trọng, HĐXX cũng cần biết số tiền này hòa vào dòng tiền nào tại ngân hàng, đã sử dụng vào mục đích gì, thời điểm trước ngày 26/7/2014 ngân hàng còn bao nhiêu tiền, đến ngày 5/3/2015 ngân hàng còn bao nhiêu… ? Các câu hỏi này đại diện CBBank không trả lời được tại tòa và xin được trả lời sau.
Đại diện CBBank hứa sẽ giải đáp các vấn đề này vào chiều mai (16/1).
Do nội dung “4.700 tỷ đồng” khá “nóng” nên HĐXX cho triệu tập đại diện điều tra viên, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) - trực tiếp điều tra vụ án đến tòa trả lời các câu hỏi của các luật sư.
Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho ông Phạm Công Danh đặt câu hỏi “Khoản tiền 4.700 tỷ đồng có được dùng để giảm trừ thiệt hại gây ra ở giai đoạn 2 của vụ án?”.
Đại diện Cơ quan CSĐT trình bày quá trình điều tra để xác định giảm trừ, khắc phục cho giai đoạn 2 hay không phải xác định là tiền còn ở VNCB không. Thế nhưng tiền đó đã được hòa vào dòng tiền chung sử dụng trong giai đoạn các bị cáo còn điều hành ngân hàng. Còn về việc hòa vào dòng tiền chung, điều tra viên này cho biết tiền để tăng vốn phải do cổ đông đóng góp chứ không phải tiền đi vay. Tuy nhiên Phạm Công Danh và các đồng phạm ngồi đây không có tiền thật nên đã dùng tiền vay từ các ngân hàng để tăng vốn đây là điều trái quy định.
Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi là vào ngày 22/4/2014 tức trước ngày khởi tố vụ án (26/7/2014), Cơ quan CSĐT lại xác minh số tiền đó, cơ quan điều tra đến làm việc với NHNN Chi nhánh tỉnh Long Anh, tức trước 3 tháng trước ngày khởi tố tại sao lại làm rõ khoản tiền đó, có sự kiện nào xảy ra không? Đại diện Cơ quan CSĐT cho biết, có thì mới thể hiện trong kết luận điều tra.
Ngoài ra đại diện Cơ quan CSĐT cũng cho rằng việc xác minh NHNN có cho tăng vốn điều lệ VNCB hay không không thuộc thầm quyền Cơ quan CSĐT nên không điều tra.
“Trong vụ án giai đoạn 2 Cơ quan CSĐT chỉ điều tra hành vi Phạm Công Danh cùng các đồng phạm thực hiện vay vốn của 3 ngân hàng Sacombank, BIDV…, chứ không điều tra về việc tăng vốn”, Điều tra viên, đại diện Cơ quan CSĐT cho biết.
Ảnh: Bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê tại phiên toà ngày 15/1