Các Bộ trưởng Thương mại thống nhất lộ trình và khả năng mở rộng TPP

Tại buổi họp báo sau cuộc họp với các Bộ trưởng thương mại TPP sáng 21/5, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết cuộc họp cấp bộ trưởng phụ trách TPP của các quốc gia đã thống nhất đưa ra văn bản tuyên bố chung.

Tuyên bố chung khẳng định các nội dung cơ bản liên quan đến sự đánh giá, nhìn nhận về TPP của 11 quốc gia tham gia TPP, thống nhất những hướng đi, yêu cầu đặt ra đối với việc hướng tới triển khai TPP, tuy nhiên thời gian cụ thể để đưa TPP đi vào hiệu lực vẫn chưa được thống nhất.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: “Từ nay đến tuần lễ cấp cao APEC cuối năm 2017, các cơ chế làm việc của TPP sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện. Dưới sự chỉ đạo của các bộ trưởng, các hội nghị kỹ thuật, hội nghị của các trưởng đoàn đám phán sẽ tiếp tục triển khai”.
Cac Bo truong Thuong mai thong nhat lo trinh va kha nang mo rong TPP
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời họp báo sau cuộc họp với các Bộ trưởng Thương mại TPP sáng 21/5. 
Các Bộ trưởng và Thứ trưởng của các nước Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam đã nhóm họp bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào sáng nay tại Hà Nội để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Các quan chức phụ trách thương mại của những thành viên tham gia ký kết TPP đã đưa ra được tuyên bố chung có nội dung như sau:
Các Bộ trưởng khẳng định lại kết quả cân bằng và tầm quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược của TPP. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định này là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo thêm cơ hội cho người lao động, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các Bộ trưởng cũng đồng ý cần phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP. Theo hướng đó, các Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật nghiên cứu các kịch bản phù hợp để nhanh chóng đưa Hiệp định toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thực thi, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của các nước ký kết ban đầu.
Các Bộ trưởng đã chỉ đạo các Trưởng đoàn xúc tiến việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này và yêu cầu hoàn tất trước khi các nước TPP nhóm họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức vào ngày 10 – 11/11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Những nỗ lực này sẽ giải quyết các mối quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ, duy trì mở cửa thị trường, củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc chung, thúc đẩy thương mại toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010 và ký kết đầu năm 2016, gồm 12 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống, Mỹ đã quyết định rút khỏi TPP. Động thái bất ngờ của chính quyền Nhà Trắng mới khiến cho hiệp định này tạm thời "đóng băng". Các quốc gia còn lại đang nỗ lực để thúc đẩy TPP 11 (11 thành viên sau khi Mỹ rút khỏi TPP) nhanh chóng đi vào hiệu lực.
Các thành viên quyết tâm tái khởi động TPP 11 nhất gồm có Nhật Bản, New Zealand và Australia. Hai nước khác cũng ủng hộ TPP 11 là Singapore và Brunei. Các nước dự kiến được lợi nhất từ thị trường Mỹ như Malaysia, Việt Nam được cho là vẫn còn chần chừ với phương án mới. Còn đối với các nước Mỹ Latin như Peru và Chile thì đang quan tâm tới đàm phán hiệp định mới có thể có sự tham gia của Trung Quốc.

Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm cam kết Hiệp định TPP

Đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), Việt Nam hứa sẽ thực hiện nghiêm cam kết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. (Ảnh: An Đăng/TTXVN
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. (Ảnh: An Đăng/TTXVN
Ngày 6/10/2015, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:

“Việt Nam vui mừng và đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực vượt bậc, cũng như sự linh hoạt, sáng tạo của các quốc gia thành viên trong việc hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cân bằng, toàn diện, tiêu chuẩn cao vào ngày 5/10/2015 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.

Cùng với các cơ chế hợp tác, liên kết hiện có khác như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP)…, việc hoàn tất Hiệp định TPP là dấu mốc quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế liên kết đa tầng nấc cũng như duy trì môi trường hòa bình, ổn định và sự phát triển năng động của châu Á-Thái Bình Dương.

TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng hợp tác và làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác hàng đầu thế giới và khu vực, đồng thời góp phần đa dạng hóa thị trường, nguồn cung nguyên phụ liệu và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực, toàn cầu.

Trong quá trình chuẩn bị cho việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuẩn bị trong nước, tăng cường phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các địa phương, doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc cam kết cũng như tận dụng hiệu quả lợi ích của TPP".

Thủ tướng nêu tầm quan trọng của APEC với Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, APEC ngày càng có vai trò quan trọng đối với Việt Nam.

Sáng 20/5, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội, Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại (MRT) lần thứ 23 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của 21 nền kinh tế thành viên cùng nhiều quan chức cấp cao APEC.