CA triệu tập người đánh giày đòi 900.000 đồng của du khách

Hai thanh niên bị triệu tập trong vụ đánh giày đòi 900.000 của du khách là Phạm Văn Chung và Phạm Văn Quỳnh.

Ba ngày sau khi xuất hiện clip đánh giày đòi 900.000 của du khách ở Hà Nội, công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập, lấy lời khai 2 người liên quan.
Hai thanh niên bị triệu tập là Phạm Văn Chung (32 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa) và Phạm Văn Quỳnh (28 tuổi, ở phường Hùng Cường, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).
Tại cơ quan công an, Chung và Quỳnh thừa nhận có hành vi đeo bám, chèo kéo khách du lịch nước ngoài để đánh giày, sửa dép với giá cao gấp nhiều lần so với bình thường.
Phạm Văn Quỳnh (ảnh trái) và Phạm Văn Chung (phải) tại cơ quan công an quận Hoàn Kiếm ngày 12/9. Ảnh: Hoàn Nguyễn.
Phạm Văn Quỳnh (ảnh trái) và Phạm Văn Chung (phải) tại cơ quan công an quận Hoàn Kiếm ngày 12/9. Ảnh: Hoàn Nguyễn. 
Quỳnh hoạt động đánh giày ở nhiều tuyến phố cổ. Không chỉ người nước ngoài, ngay với người Việt khi sửa dép, đánh giày cho khách, anh ta thu ít nhất mỗi lần 100.000 đồng. Trong hơn 2 năm, thanh niên này bị lực lượng công an các phường trên địa bàn cảnh cáo 4-5 lần vì hành động "chặt chém" du khách.
Khi được hỏi về hành động trong clip phản ánh việc thu tiền gấp nhiều lần, Quỳnh một mực nói: “Chưa bao giờ em lấy giá cao 500.000-900.000 đồng”.
Còn Phạm Văn Chung thừa nhận sai khi thực hiện hành vi hét giá sửa giày, dép gấp nhiều lần đối với du khách nước ngoài. Chung nại lý do, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, con gái 5 tuổi bị bại não nên rời quê lên Hà Nội mưu sinh.
Chung tường trình với nhà chức trách, anh ta không thường xuyên chặt chém khách nước ngoài. Về trường hợp nữ du khách người Australia trong clip, thanh niên này cho biết ban đầu thỏa thuận với khách giá sửa 100.000 đồng. Sau khi sửa xong, anh ta trò chuyện với khách bằng tiếng Anh. Qua câu chuyện về hoàn cảnh mưu sinh, Chung đề nghị và được khách đồng thuận đưa thêm 800.000 đồng.
Tuy nhiên, khi phóng viên cung cấp đầy đủ hình ảnh của không chỉ nữ du khách trên mà nhiều du khách người Hàn Quốc, Mỹ bức xúc, phàn nàn về vấn nạn này tại Hà Nội, Chung tỏ ra hối hận: “Tôi xin lỗi du khách nước ngoài và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Tôi sẽ không làm như vậy nữa và sẽ trở về quê ra biển đánh cá nuôi con”.
Thiếu tá Công trả lời phỏng vấn về hiện tượng đánh giày chặt chém du khách ở phố cổ Hà Nội.
Thiếu tá Công trả lời báo chí về clip đánh giày chặt chém du khách ở phố cổ Hà Nội.
Thiếu tá Công trả lời báo chí về clip đánh giày chặt chém du khách ở phố cổ Hà Nội. 
Thiếu tá Tống Đăng Công - Đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an quận Hoàn Kiếm) cho biết, sau khi xem bài phản ánh về vấn nạn
đánh giày chặt chém khách nước ngoài, công an quận đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh, làm rõ.
"Vấn nạn này tồn tại từ lâu. Nó không chỉ khiến hình ảnh về du lịch thủ đô Hà Nội nói riêng, hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung xấu đi trong mắt người nước ngoài mà còn ảnh hưởng tới chính sách thu hút khách du lịch của thành phố", thiếu tá Công nhận định.
Quá trình thu thập tài liệu, xử lý, đại diện Công an quận Hoàn Kiếm nói gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, nhiều năm qua, họ chưa nhận được trình báo, tố giác trực tiếp nào của bị hại nước ngoài. Việc không có bị hại trực tiếp khiến công tác củng cố hồ sơ, nhân chứng để đưa ra quyết định xử phạt hành vi trước pháp luật gặp khó.
Trước vấn đề đặt ra xử lý triệt để tình trạng này, thiếu tá Công cho biết, Công an quận Hoàn Kiếm sẽ bổ sung trinh sát theo dõi sát để xử lý răn đe, không để tình trạng tái diễn.
Sau 2 ngày báo chí phản ánh về hiện trường đội quân đánh giày thu nhiều tiền của du khách nước ngoài khi đánh giày, sửa dép cho họ, hàng nghìn độc giả đã chia sẻ trên mạng xã hội và tỏ ra bức xúc về tình trạng trên.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH Hà Nội) đánh giá, hiện tượng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước, làm tổn hại đến môi trường văn hoá, môi trường du lịch và đầu tư.
"Hành vi này phải bị khép vào tội lừa đảo, không chỉ xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự. Bởi nếu nhẹ tay, kẻ lừa đảo nhờn luật. Họ dạt đi đâu đó một thời gian rồi quay lại", bà An nói.
Còn bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND Hà Nội) khẳng định: "Chúng tôi sẽ làm việc với Sở Du lịch về hiện tượng này".

Nam Định: Nghịch tử ngáo đá chém chết bố mẹ đẻ

(Kiến Thức) - Khi Cảnh sát 113 Nam Định phá cửa vào nhà thì đã xảy ra chuyện nghịch tử ngáo đá chém chết bố mẹ đẻ, với hàng chục vết dao trên thân thể.

Nguồn tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết, cơ quan này đang tiến hành điều tra làm rõ vụ án nghịch tử ngáo đá chém chết bố mẹ đẻ, xảy ra tại đường Nguyễn Bính, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định vào đêm ngày 11/9.
Nạn nhân là ông Đỗ Đức Thắng, 71 tuổi và bà Nguyễn Thị Đỏ, 62 tuổi. Nghi phạm chém chết bố mẹ đẻ là Đỗ Đức Mạnh Hùng, 26 tuổi.

Cứu ba du khách lạc trên núi Bà Đen giữa đêm khuya

Ba du khách ở TP HCM đến tham quan núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh bị lạc trong núi vào đêm khuya đã được tìm thấy an toàn.

Chiều 21/4, nguồn tin Công an tỉnh Tây Ninh, vào lúc 18h5 chiều 18/4, phòng trực máy CS113 Công an tỉnh Tây Ninh nhận được điện thoại cầu cứu của ba du khách, họ cho biết đang bị lạc trong núi Bà Đen và hiện mất phương hướng tìm rối ra khi trời bắt đầu tối.
Cuu ba du khach lac tren nui Ba Den giua dem khuya
 Ảnh minh họa.

Sự thật 2 khách Tây xin tiền ở Văn Miếu vì bị cướp

Hai du khách nước ngoài kêu gọi giúp đỡ ở Văn Miếu với lý do bị cướp, nhưng khi được lực lượng chức năng hướng dẫn trình báo, họ bỏ đi. 

Hôm nay (19/5), hình ảnh về hai du khách nước ngoài treo biển bị cướp tài sản được chụp trước cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người đã ngỏ ý tìm hiểu thông tin để giúp đỡ hai du khách kém may mắn này.