Cả nước cho học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch

Đến ngày 1/5, 63 tỉnh, thành đã quyết định ngày cho học sinh đến trường trở lại sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19. Nhiều địa phương cho học sinh lớp 9 và 12 đi học trước.

Hà Giang là địa phương cuối cùng thông báo thời gian cho học sinh đến trường trở lại. Theo đó, học sinh các cấp bắt đầu đi học từ ngày 4/5.
Ca nuoc cho hoc sinh tro lai truong sau thoi gian nghi dich
 
Để chuẩn bị đón học sinh, các trường tiến hành vệ sinh, khử khuẩn, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh và sở GD&ĐT, khi học sinh quay trở lại, tất cả trường không tổ chức bán trú, nội trú, tập trung vào công tác dạy và học nhằm ôn luyện kiến thức.
Do thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 kéo dài, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 15/7. Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến diễn ra từ ngày 8 đến 11/8.
>>> Xem thêm video: Học sinh Hà Nội từ cấp THCS sẽ đi học trở lại từ 4/5.

(Nguồn: VTC)

Bộ Giáo dục: Địa phương không có dịch có thể cho đi học trở lại

Đã có 7 tỉnh 'chốt' cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2. Bộ Y tế cho hay giáo viên, học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường.

Công văn do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký ngày 13/2 nêu rõ: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo an toàn cho người học và giúp nhà trường có thời gian chuẩn bị các điều kiện phòng, chống dịch, thời gian qua hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên (gọi chung là học sinh) nghỉ học đến ngày 16/2. Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đã chủ động điều chỉnh lịch học của sinh viên sau Tết nguyên đán.

Bộ GD-ĐT yêu cầu duy trì liên lạc với học sinh trong thời gian nghỉ chống corona

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi công văn hỏa tốc tới các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh corona.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu, trong thời gian cho học sinh tạm nghỉ học, chỉ đạo các cơ sở giáo dục duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình và sự liên lạc giữa giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm) với học sinh để giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường.