Buýt nhanh BRT Hà Nội thất thoát 43 tỷ: Khi nào Công an vào cuộc?

Nếu liên danh Công ty CP Thiên Thành An không nộp lại khoản tiền 42,4 tỷ đồng sai phạm trên thì rõ ràng, bước đầu đã có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản.

Dự án buýt nhanh BRT vẫn luôn là đề tài nóng, gây nhiều tranh cãi trong tầm nhìn "giải phóng" ừn ứ giao thông của Thủ đô Hà Nội. Mặc dù đã được "ưu ái" về phương án vận hành, hạ tầng nhưng vẫn không hoạt động hiệu quả. Thậm chí, còn dính nhiều sai phạm.
Đáng chú ý, mới đây, chia sẻ với báo chí về dự án BRT, ông Đỗ Quang Thái, Giám đốc Công ty CP Thiên Thành An (nhà thầu tham gia dự án) chua xót nói: "Từ năm 2016 đến nay, chúng tôi không buôn bán gì được nữa, bỏ hết và đến chết vì xe này. Chúng tôi mất hết, chính thức vỡ nợ về công ty rồi còn đâu nữa. Từ 2 năm nay, không còn tiền mà làm gì nữa, khổ lắm".
Buyt nhanh BRT Ha Noi that thoat 43 ty: Khi nao Cong an vao cuoc?
Buýt BRT của Hà Nội dính nhiều sai phạm. 
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ Hợp phần I - Xe buýt nhanh BRT thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội đã sai phạm tổng số tiền hơn 43,5 tỷ đồng.
Trong đó, gói thầu số 04/BRT-TB (BRT CP08) sai phạm số tiền hơn 42,4 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Thiên Thành An xuất bán cho chủ đầu tư 35 xe buýt BRT, giá trị chênh lệch tăng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.
Số tiền hơn 206 triệu đồng đối với đơn giá dịch vụ kiểm tra xe do chủ đầu tư thanh toán nhà thầu vượt so với hợp đồng đã ký, không đúng quy định.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP Hà Nội xin ý kiến Bộ KH&ĐT và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền sai phạm hơn 42,4 tỷ đồng.
"Nếu liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An không thực hiện thì UBND thành phố Hà Nội chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật" - kết luận thanh tra kiến nghị. 
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, về nguyên tắc kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh. Các sai phạm được kết luận thanh tra chỉ ra, kiến nghị phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh.
Với những sai phạm có dấu hiệu tội phạm, có thể chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trong vụ việc nêu trên, với số tiền 42,4 tỷ đồng đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra, yêu cầu thu hồi thì UBND TP Hà Nội cần có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý, thu hồi khoản tiền này.
Đồng thời, xử lý đối với những tập thể, cá nhân thực hiện không đúng các quy định của pháp luật được nêu trong kết luận thanh tra.
"Trường hợp, nếu liên danh Công ty CP Thiên Thành An không nộp lại khoản tiền 42,4 tỷ đồng sai phạm trên thì rõ ràng, bước đầu đã có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó, cơ quan chức năng có thể chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để tiến hành điều tra, xử lý theo đúng các quy định của pháp luật hình sự" - luật sư Cường nêu rõ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hàng loạt cán bộ bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Nguồn: ANTV

Hành trình phá án: Giết người rồi đi nhà nghỉ với bạn gái

Sau khi giết tài xế taxi hung thủ đi tìm người tình và ngủ với người này một tối xong ra đầu thú. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Giet nguoi roi di nha nghi voi ban gai

Theo hồ sơ vụ án, ngày 11/6/2018, người dân xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương phát hiện thi thể nam thanh niên nằm sấp trên đường có dấu hiệu bất thường với vết cắt ở cổ cùng nhiều thương tích khác. Cạnh thi thể nạn nhân còn có một con dao bầu, chùm chìa khóa.

Hanh trinh pha an: Giet nguoi roi di nha nghi voi ban gai-Hinh-2

Nhận tin báo, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Hải Dương phối hợp cùng Công an huyện Thanh Hà tổ chức khám nghiệm hiện trường xác định nạn nhân là anh D.V.H, 31 tuổi, trú tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Buýt BRT Hà Nội gây thất thoát, có thể chuyển cơ quan điều tra

Không đạt hiệu quả khi được đầu tư, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện tổng thiệt hại kinh tế tại Hợp phần I - Xe buýt nhanh BRT Hà Nội hơn 43,5 tỷ đồng.

Gây lãng phí ngân sách

Hà Nội mở thêm 14 làn ưu tiên xe buýt: “Lại vào vết xe đổ BRT”

"Chúng ta phải lấy bài học của BRT là kinh nghiệm khi chúng ta đổ hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng nhưng hiệu quả không như mong đợi" - chuyên gia giao thông nói.

Mới đây, trong văn bản trả lời cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND TP Hà Nội (dự kiến diễn ra đầu tháng 12/2021) về kiến nghị xem xét hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội đã có văn bản kiến nghị ưu tiên triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt.
Đề xuất này đã nhận nhiều ý kiến trái chiều vì chưa hợp lý với hạ tầng giao thông của Thủ đô và khó khả thi, nhất là khi tuyến buýt nhanh (BRT) đang hoạt động chưa hiệu quả, tồn tại nhiều vướng mắc, sai phạm.