Buôn bán mỹ phẩm giả đối mặt với mức phạt ra sao?

Nghị định 98/2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 15/10. Điều đáng chú ý trong Nghị định này là thay đổi mức phạt đối với một số hành vi buôn bán mỹ phẩm giả.

Cụ thể, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng đối với mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thực phẩm, thuốc... mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc nhập khẩu hàng giả sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2 đến 6 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5 triệu đồng.

Buon ban my pham gia doi mat voi muc phat ra sao?
Buôn bán mỹ phẩm giả có thể đối diện với mức phạt lên đến 100 triệu đồng

 Phạt tiền từ 6 đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3 đến dưới 5 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5 đến dưới 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5 đến dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 đến dưới 20 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20 đến 60 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10 đến dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 đến dưới 30 triệu đồng.

Phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20 đến dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 đến dưới 50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 100 đến 140 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp buôn bán hàng giả khác thì mức phạt sẽ bằng một nửa mức phạt nêu trên.

Trong trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi, tức mức phạt tiền tối đa với tổ chức lên đến 280 triệu đồng.

ALLHERBS giả mạo Viên Đa Xoan, Dưỡng Sắc Khang bán trên Shoppe, Tiki

(Kiến Thức) - Cục An toàn thực phẩm vừa chuyển hồ sơ đến Cơ quan công an để điều tra hành vi có dấu hiệu hình sự về việc giả mạo sản phẩm Viên Đa Xoan, Dưỡng Sắc Khang từ Công ty Cổ phần ALLHERBS. 

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc phát hiện thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Đa Xoan, Dưỡng Sắc Khang giả được chào bán trên các kênh như allherbs.vn, một số gian hàng thương mại điện tử trên kênh shopee.vn, thaoduocvang.vn và tiki.vn.  lecomstore.com …

ALLHERBS gia mao Vien Da Xoan, Duong Sac Khang ban tren Shoppe, Tiki
Một trang web quảng cáo sản phẩm Dưỡng Sắc Khang của ALLHERBS.  

Đột nhập thủ phủ hàng hiệu nhái ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Không chỉ là nơi tiêu thị hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng là nơi sản xuất hàng giả lớn nhất thế giới.

Dot nhap thu phu hang hieu nhai o Trung Quoc
 Thành phố Phủ Điền, phía đông nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) được biết đến là "lãnh địa" của giày "fake". Ảnh: Cgtn.