Bún chửi, cháo mắng lên CNN thì có gì hay ho?

Bún chửi, cháo mắng được đưa lên truyền hình CNN không có nghĩa đó là cách quảng bá văn hóa mà là sự lên án, chê trách người Việt.

Bún chửi, cháo mắng được lên truyền hình CNN và được nhiều người tự hào coi như một "đặc sản" của Hà Nội. Nhưng xem ra chuyện vừa ăn vừa nghe chửi lại ngược với quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng, “miếng ăn là miếng nhục”. Người Việt ta rất coi trọng cái sự lễ phép, lễ nghĩa coi “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Bun chui chao mang len CNN thi co gi hay ho
Hình ảnh từ clip. 
Ông Anthony Bourdain lặn lội từ nước Mỹ sang Việt Nam làm phóng sự về bún chửi ở Hà Nội không biết với hàm ý gì? Nhưng câu chuyện này khiến nhiều người liên tưởng tới hình ảnh "ông Tây" nhặt rác ở cống thối. Có phải, ông Anthony Bourdain có hàm ý nhắc nhở cách ăn nói của một bộ phận người Việt chứ không phải là một nét văn hóa?
Dù ở hai nền văn hóa khác nhau, nhưng những chuẩn mực chung về giá trị trong hành xử giữa người với người của ta và Tây không phải khác biệt một trời, một vực. Không phải các nước phát triển họ chuộng việc vừa ăn vừa nghe chửi. Nếu một lần được ăn uống cùng khách ngoại quốc bạn sẽ thấy, họ nói năng đủ nghe, đặt chén bát nhẹ nhàng không gây tiếng động lạ… Vậy hà cớ gì người ta ủng hộ cho một bà chủ vừa làm đồ ăn vừa chửi khách, mặt mũi đỏ gay, trông rất phản cảm?
Những nhà quản lý văn hóa ở Hà Nội đã quá sốt ruột về “phong trào” nói tục, chửi bậy trong cộng đồng. Họ nghĩ ra các cách để hạn chế thói quen xấu này nhưng nghe chừng quá khó. Giờ đây, lại thêm một món bún chửi được nhiều người tung hô thì có lẽ người Hà Nội sẽ tăng cường nói bậy hơn chăng? Và lo ngại hơn, khi người lớn cố gắng dạy con trẻ phải biết lễ phép, kính trên, nhường dưới… mà lại đi cổ xúy cho hành động chửi mắng khách của bà chủ quán thì giáo dục có ý nghĩa gì?
Người Việt Nam tự hào có Thủ đô nghìn năm văn hiến với những thanh tao không phải nơi nào cũng có. Nhưng giờ đây hình như những thứ tốt đẹp ấy đã phôi pha, xô bồ hơn rất nhiều rồi. Người ta sẵn sàng lao đến những chỗ ăn uống ngon, bổ rẻ dù không được chào đón, thậm chí là xúc phạm, nhục mạ như bún mắng, cháo chửi. Đã có không ít hình ảnh “xấu tệ” về cách ăn uống, tranh giành đồ ăn của người Hà Nội bị lên án nhưng xem ra mọi người đều coi đó không phải chuyện của mình. Mục đích đầu tiên là nhét cho căng dạ dày đã.
Vì sao mất tiền mua bún lại còn vừa ăn vừa nghe chửi mà họ vẫn đến? Thậm chí, có những kẻ còn chọc giận để bà chủ “nhảy cẫng” lên chửi mới thấy khoái. Hay có những người vì tò mò, hiếu kỳ hay vì món ăn ngon không cưỡng lại được mà vẫn tìm đến?
Bún mắng cháo chửi, dù chỉ là số ít nhưng vẫn có người thích thú và cho rằng có thêm vài quán nữa cũng chả sao! Thế nhưng, người Việt ta rất nhạy bén, nếu họ coi đây là một mô hình kinh doanh thành công và sẽ nhân rộng thì điều gì sẽ xảy ra? Thử tưởng tượng, một ngày đẹp trời, những người có tự trọng ăn chửi lúc nào không hay. Nếu xã hội vẫn có những người hiếu kỳ một cách ác ý thì những thói hư của người phụ nữ kia sẽ không bao giờ được đẩy lùi, thậm chí có cơ hội nhân rộng.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Nhà đẹp lung linh với giấy dán tường thừa

Giấy dán tường không chỉ để dán lên bề mặt tường như chức năng vốn có. Chúng còn sử dụng để trang trí, quan trọng là cần ý tưởng độc.

Nha dep lung linh voi giay dan tuong thua
Khi trang trí một căn phòng nào đó trong nhà mình với giấy dán tường, đôi khi sẽ còn thừa lại một khoảng giấy nhỏ. Hoặc đơn giản là bạn tìm ra những ý tưởng hay ho trong việc trang trí nhà với giấy dán tường, vừa tiết kiệm vừa giúp ngôi nhà thêm xinh xắn. Và đó cũng là cách tuyệt vời giúp bạn tạo sự khác biệt cho tổ ấm của mình. 

“Bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội sắp bị sờ gáy?

(Kiến Thức) - Hà Nội đang đề nghị xử lý hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng. Liệu những quán bún mắng cháo chửi ở Hà Nội có bị sờ gáy?

Những hàng quán bún mắng cháo chửi ở Hà Nội không phải hiếm. Đây cũng là kiểu kinh doanh không giống ai khi các thượng đế phải xếp hàng chờ mua đồ, tự phục vụ, không được hỏi nhiều… thậm chí có thể bị chủ quán mắng chửi té tát bằng những ngôn từ rất thiếu văn hóa.

Quán bún chửi ở chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) nổi tiếng vì bà chủ quán hay mắng, gắt gỏng với khách, thậm chí dùng những từ ngữ không tôn trọng để “nhắc nhở” khách. Bà chủ quán này trần tình, mình không muốn chửi khách nhưng chẳng hiểu sao bà không kiềm được miệng, mắng chửi người mua.

Bun mang chao chui o Ha Noi sap bi so gay?
Một quán bún mắng cháo chửi nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh Internet.

“Bún mắng, cháo chửi, ốc lắm điều” đang trở thành điểm xấu trong văn hóa ứng xử, kinh doanh. Cháo "quát" nằm ở phố Lý Quốc Sư cũng có tiếng là quát khách xơi xơi. Thậm chí, không ít người chuẩn bị sẵn tinh thần vào quán này, “lơ ngơ là ăn chửi”. Thậm chí, nếu có gọi suất không thịt hay ăn bát bé mà đi đông người… đưa ra yêu cầu là bị mắng chửi. Quán ốc đầu đường Hồ Đắc Di cũng được mệnh danh là “ốc lắm điều”, vì chủ cửa hàng cũng chẳng lịch sự hay tế nhị gì với các thượng đế. Vị khách nào mà lỡ miệng thắc mắc liền bị bà chủ quán nhắc nhở, nếu trót ngồi lâu là bị đuổi thẳng cổ.

Những hàng quán này gây tò mò cho nhiều người về cách ứng xử chẳng giống ai với khách hàng, do vậy, không ít người tìm đến để chứng thực tin đồn. Đáng lo ngại là các quán ăn ở đất Hà thành đang rộ lên “phong trào” quảng bá thương hiệu hàng ăn bằng “văn hóa chửi”, gây ác cảm cho không ít du khách đến Hà Nội.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đưa khung hệ thống quy tắc ứng xử vào đời sống, khuyến khích những hành vi văn minh, lịch sự, đồng thời tạo ra những chế tài có thể xử phạt những hành vi thiếu văn hóa (như nói tục, chửi bậy) trong tương lai sẽ rất có thể sẽ tác động đến hình thức kinh doanh này. Không ít người đặt câu hỏi, bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội có thể bị xóa bỏ?

Trước khi có khung hệ thống quy tắc ứng xử, nhiều hoạt động nhằm "khai tử" những hàng quán thiếu văn minh cũng từng được Hà Nội thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Như website "địa chỉ Hà Nội" với những thông tin về hàng quán, đồ ăn "ngon, bổ, rẻ" và quan trọng nhất là tiêu chí lịch sự trong ứng xử của chủ quán và những người phục vụ đối với các thượng đế. Nhiều ý kiến cho rằng những hoạt động này khiến cho các kiểu kinh doanh theo lối "văn hóa chửi", vốn bị coi là thảm họa ứng xử dần bị liệt vào danh sách "đen", có thể loại bỏ dần trong cuộc sống.

Trả lời trên báo Tuổi Trẻ về việc xử lý vấn nạn nói tục, T.S Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) cho biết: "Theo tôi nghĩ, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Các trường, thậm chí các cơ quan truyền thông, nên tổ chức các diễn đàn để giới trẻ thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này...".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, văn bản của UBND TP Hà Nội về việc đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội khó đi vào đời sống, mặc dù mong muốn từ văn bản đó rất tốt. "Vì nếu muốn thực hiện được văn bản không mang tính bắt buộc thì phải có điều kiện kèm theo và người thực hiện các quy định ấy như thế nào. Đối với người nói tục, nói bậy thì cơ chế phạt thế nào, hay phê bình như thế nào, hay sẽ thông báo cho gia đình, nhà trường thế nào...".

Cá chết ở Hồ Tây: Du khách chạy vội tránh mùi thối

Nhiều du khách tỏ ra thất vọng khi đến tham quan ven Hồ Tây vì ở đây mùi hôi thối do cá chết ở hồ Tây xộc lên nồng nặc.

Sau ba ngày hiện tượng cá chết ở Hồ Tây xảy ra, PV VTC News tiếp tục tiếp cận xung quanh khu vực này để nhật tình hình. Mặc dù các cơ quan chức năng đã chủ động, nhanh chóng vào cuộc khắc phục hậu quả, truy tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Hồ Tây nhưng ở góc độ du lịch, nhiều khách tham quan vẫn hụt hẫng vì đến Hồ Tây vào đúng dịp... cá chết.