Bục túi nước hầm lò Quảng Ninh: 11 công nhân thương vong

(Kiến Thức) - Vụ bục túi nước hầm lò Quảng Ninh xảy ra khi 12 công nhân đang làm việc khiến 10 công nhân bị thương, 1 người chết, 1 người mất tích.

Khoảng 2h sáng 20/8, khi 12 công nhân đang làm việc tại công trường Cái Đá, khai trường Than Thành Công thuộc Công ty Than Hòn Gai (khu 5, phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) thì bất ngờ xảy ra sự cố bục túi nước hầm lò Quảng Ninh.
Buc tui nuoc ham lo Quang Ninh: 11 cong nhan thuong vong
 Công nhân cứu hộ xếp hàng vào đường lò bị bục nước để tìm người. Ảnh: Dân Việt.
Ngay sau lúc xảy ra sự cố, Công ty Than Hòn Gai đã huy động toàn bộ lực lượng phối hợp với Trung tâm cấp cứu mỏ - TKV nỗ lực cứu nạn. Từ 3h đến 5h sáng, lực lượng cứu hộ đã đưa được 11 công nhân ra ngoài nhưng trong số này 1 người đã tử vong, 2 người bị thương nặng, 8 người bị thương nhẹ. Một công nhân vẫn đang mất tích.
Nhận được thông tin về vụ tai nạn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh – ông Nguyễn Văn Đọc và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và ngành than phối hợp khẩn trương tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả.
Buc tui nuoc ham lo Quang Ninh: 11 cong nhan thuong vong-Hinh-2
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả sự cố. 
Tại hiện trường đang có 100 người tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, trong đó 39 người đã tiếp cận được điểm xảy ra bục túi nước.
Theo ông Đỗ Văn Kiên, Phó Giám đốc Công ty than Hòn Gai, vị trí gặp nạn từ mức dọc vỉa - 160 lên - 85, vị trí bục lò dự kiến là dọc vỉa - 95. Phía công ty đã huy động 200 thợ lò tinh nhuệ và các lực lượng khác cùng nhiều thiết bị phục vụ để tìm kiếm theo 3 mũi. Mỗi mũi 10 người thay phiên nhau vào từ dọc vỉa -160 và -165. Từ vị trí dọc vỉa -165, dự kiến khoảng 5m nữa sẽ tiếp cận được khu vực xảy ra sự cố. Từ vị trí dọc vỉa - 160 đang xảy ra tình trạng ngập nước, đang bơm nước để tiếp cận vị trí dự kiến có công nhân mắc kẹt.
Buc tui nuoc ham lo Quang Ninh: 11 cong nhan thuong vong-Hinh-3
 Lực lượng cứu hộ đang có mặt tại hiện trường (Ảnh: Báo Quảng Ninh).
Công nhân mất tích được xác định là anh Phan Văn Vân (phân xưởng số 5, công trường Thành Công). Nạn nhân tử vong là anh Triệu Quang Việt.
10 công nhân bị thương gồm các anh: Trần Văn Viễn (quê Thái Nguyên), Trần Văn Khoản (Thái Bình), Hồ Bá Thực (Nghệ An), Hoàng Văn Dinh (Lào Cai), Đặng Văn Đại, Đoàn Vinh, Trần Văn Cùng (Thái Nguyên), Đỗ Đức Cường, Lê Văn Huy, Trịnh Công Nghiệp và một người tên Doanh.
Buc tui nuoc ham lo Quang Ninh: 11 cong nhan thuong vong-Hinh-4
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm các nạn nhân.
Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 6 triệu đồng cho gia đình nạn nhân tử vong và 3 triệu đồng cho mỗi người bị thương.
Công tác tìm kiếm nạn nhân bị mất tích đang được khẩn trương tiến hành.

Hiện trường vụ sập hầm thủy điện khiến 12 người mắc kẹt

(Kiến Thức) - Sau hơn 13 giờ sập hầm, mặc dù huy động tối đa máy móc, song việc cứu hộ không được thuận lợi, 12 nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.

Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m.
Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m. 
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Những hình ảnh xúc động lòng người của các chiến sĩ CAND

(Kiến Thức) - Trở thành "bà đỡ bất đắc dĩ", giúp bà con sửa nhà, làm đường, xây cầu,... là những hình ảnh gây xúc động lòng người của các chiến sĩ CAND.

Nhung hinh anh xuc dong long nguoi cua cac chien si CAND
 Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp và Thượng sỹ Đoàn Thanh Tùng (cán bộ Đội CSHS CAH Quốc Oai - Hà Nội) trở thành những bà đỡ bất đắc dĩ cho sản phụ Hoàng Thị Phương (đều trú tại xóm Núi - xã Cộng Hòa - huyện Quốc Oai) vào khoảng 4h sáng 22/6/2015, khi cơn mưa chuẩn bị ập tới.
Nhung hinh anh xuc dong long nguoi cua cac chien si CAND-Hinh-2
 Hai chiến sĩ công an trẻ tuổi bất chấp trời mưa, ướt áo dừng lại giúp đỡ một cụ già đi đường chẳng may đổ chiếc xe đạp cùng với vật dụng mưu sinh.
Nhung hinh anh xuc dong long nguoi cua cac chien si CAND-Hinh-3
 Các chiến sĩ CAND giúp dân thu hoạch lúa chạy lụt.

Uống rượu ôm ở Phú Quốc với giá 100.000 đồng

Dịch vụ uống rượu ôm ở Phú Quốc không massage tới Z như người nhiều tiền, mà dành cho dân chơi mức sống trung bình ở huyện đảo muốn nhậu với tiếp viên.

Đường Cách Mạng Tháng Tám ở thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) không còn lầy lội và đầy bụi đất đỏ như trước. 

Ngoài các quán nhậu lụp xụp được thay thế bằng những ngôi nhà tường khang trang, cung đường nối liền khu phố 5 với 10 vẫn còn vài điểm kinh doanh trá hình liên quan đến mại dâm. Không massage tới Z như những người nhiều tiền, dân chơi có mức sống trung bình muốn nhậu với tiếp viên thường đến với dịch vụ uống rượu ôm ở Phú Quốc nằm ven bìa rừng.

Uong ruou om o Phu Quoc voi gia 100.000 dong
 Buổi tối trước một quán rượu "ôm" ở huyện đảo Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường. 

Quán đầu tiên mà hai người khách quê Long An ghé vào nằm ở đoạn giữa đường Cách Mạng Tháng Tám. Tại đây, đêm nào cũng có vài cô gái ăn mặt mát mẻ, ngồi võng phía trước quán để mời khách "lai rai". 

Không còn cảnh nhà sàn lót ván gỗ như hai năm trước, 3 chòi nhậu của chủ quán quê Sóc Trăng đã được lát gạch men. Vài con khô mực nướng, dĩa trái cây và ca rượu đế được đặt lên sàn gạch. Khách với tiếp viên ngồi bệt để "vừa nhậu vừa ôm" là thú vui đặc trưng của quán. 

Cô gái ngồi cạnh vị khách cao to tự giới thiệu tên là Hoa (18 tuổi), đến từ TP Châu Đốc của tỉnh An Giang. Bạn của cô là Thủy đã có một con, bé gái 3 tuổi gửi ngoại để người mẹ 26 tuổi từ Vĩnh Long sang Phú Quốc mưu sinh. 

Uống liên tục 5 ly rượu giữa đêm ven bìa rừng như để trút hết nỗi buồn, nước mắt Hoa chực rơi khi kể về cảnh nghèo và đông con của đấng sinh thành. Theo Hoa, cô là con út, cha mẹ làm thuê quanh năm nhưng trước cô còn có 3 người anh và 6 người chị. 

"Gần nhà có vài quán như vậy nhưng em không thể làm ở quê. Hai năm trước, mẹ bệnh tai biến, em phải bán 'cái ngàn vàng' cho một người bên kia biên giới với giá 15 triệu đồng. Bạn bè nói giá này quá rẻ, nếu ra Vũng Tàu bán thì cao hơn 10 triệu nhưng vì cần tiền gấp để mua thuốc cho mẹ nên em không có cơ hội lựa chọn", Hoa nói. 

Uong ruou om o Phu Quoc voi gia 100.000 dong-Hinh-2
 Nữ tiếp viên cùng khách ngồi bệt xuống sàn gạch để uống rượu. Ảnh: Việt Tường. 

Một năm xuống tàu cao tốc ra đảo mưu sinh theo giới thiệu của bạn bè, ngày nào Hoa cũng nhậu 4 đến 5 lượt cả rượu lẫn bia từ trưa đến nửa đêm. Hôm nào có khách "mây mưa", Hoa ngủ ở nhà nghỉ hoặc khách sạn với "trai lạ". Để tiết kiệm chi phí, cô cùng 3 đồng nghiệp thuê một phòng trọ ở chung tại khu phố 10 với giá 1,2 triệu đồng/tháng. 

Nghe Hoa kể chuyện buồn, Thủy cũng rưng rưng khóc. Thiếu phụ có dáng gầy uống cạn ly rượu, nói với vẻ sành đời: "Nhà em không thiếu thứ gì, chỉ có... thiếu nợ". 

Chuyện nợ nần của gia đình Thủy xuất phát từ người mẹ là chủ hụi ở đất liền. Ở tuổi 20, Thủy xinh đẹp, có thầy giáo gần nhà dạm hỏi nhưng tai họa ập đến vì mẹ cô bị giật hụi. Để trả nợ 1,2 tỷ đồng, cha Thủy bán hết đất đai, dắt vợ con lên Bình Dương làm thuê và cuộc đời cô rẽ qua một hướng khác. 

"22 tuổi, em quen tài xế xe đường dài và có thai. Sống như vợ chồng đến khi con gái chào đời thì anh ấy bỏ em. Một mình nuôi con vất vả quá, em gửi bé cho mẹ để qua Phú Quốc làm tiếp viên quán nhậu", Thủy chia sẻ. 

Nửa giờ trôi qua, ca rượu đế hơn 1 lít được 4 người uống cạn. Thủy khều vai người đàn ông ngồi cạnh, gợi ý đi tìm "chốn bình yên" ở nhà trọ với giá 400.00 đồng, cô lo tiền phòng. 

Gần đó, vị khách to cao cũng được Hoa nũng nịu. Cô này ra giá "tàu nhanh" 600.000 đồng và muốn vui vẻ suốt đêm thì khách chi thêm 400.000, chưa kể tiền boa khi nhậu. 

Không riêng gì quán này, ít nhất 4 quán khác trên đường Cách Mạng Tháng Tám cũng có không gian "nhậu ôm" trong chòi. Trên đường về Gành Dầu, phóng viên phát hiện quán nhậu bình dân trá hình với gần chục chòi ở ngoại ô thị trấn Dương Đông. 

Uong ruou om o Phu Quoc voi gia 100.000 dong-Hinh-3
 "Ca R" là ca rượu giá 100.000 đồng ở quán rượu để "ôm" ở Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường. 

Một buổi chiều ở xã Hàm Ninh, phóng viên hỏi đường để tìm người thân ở Bãi Vòng. Khi ghé vào một quán giải khát bên đường, phía sau tấm rèm che nắng có tiếng người nói vọng ra, rủ khách đường xa vào chòi ven bìa rừng "uống vài chai bia cho mát đi anh". 

Theo thiếu phụ 32 tuổi, quê huyện Hòn Đất (Kiên Giang), chị ra đảo Phú Quốc bán quán nhậu được 7 năm. Quán này không có tiếp viên trẻ như ở Dương Đông, bà chủ chọn những phụ nữ éo le đường tình duyên ở đất liền và từng có con để "bạo dạn" khi gần gủi khách. 

"Khách đến quán em chủ yếu là người đi biển, cuối tuần họ kiếm được vài trăm nghìn đồng nên đi thay đổi không khí cho vui. Một nửa khách là công nhân ở các công trình, họ xa vợ lâu ngày nên muốn có phụ nữ bên cạnh. Ở đây, em bán rượu 1 ca 100.000 đồng, 2 người uống 2 ca và ôm 2 đứa là 'phê' ngay", nữ chủ quán vừa cười, vừa nói.

* Tên nhân vật đã thay đổi.