Bức thư cuối cùng ông John McCain gửi người dân Mỹ

Bức thư cuối cùng của Thượng nghị sĩ John McCaine gửi người dân Mỹ trước khi qua đời đã được người bạn, cựu trợ lý Rick Davis công bố ngày 27/8.

Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain, người vừa qua đời hôm 25/8, đã gửi lại một bức thư từ biệt với người dân Mỹ. Trong thư, ông McCain hy vọng nước Mỹ sẽ “vượt qua được những thời điểm thách thức”. Là một nhà chính trị uy tín trên chính trường Mỹ, ông McCain nhắn gửi lại rằng: “Người Mỹ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không bao giờ trốn tránh lịch sử. Chúng làm nên lịch sử”.
Sau đây là bức thư của ông McCain:
“Những người bạn Mỹ của tôi, những người tôi đã phục vụ với sự biết ơn trong 60 năm qua và đặc biệt là những người bạn của tôi tại Arizona. Cám ơn các bạn vì đặc ân được phục vụ các bạn. Tôi đã cố gắng để phục vụ đất nước chúng ta trong vinh dự. Tôi đã phạm phải những sai lầm, nhưng tôi hy vọng tình yêu của tôi với nước Mỹ sẽ cân bằng điều này.
Buc thu cuoi cung ong John McCain gui nguoi dan My
 Người dân Mỹ tưởng niệm Thượng nghị sĩ Jonh McCain. Ảnh: AFP/Getty
Tôi luôn nghĩ rằng mình là người may mắn nhất trên trái đất này. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy như vậy kể cả khi tôi đang chuẩn bị cho những ngày cuối đời mình. Tôi yêu cuộc sống của mình, yêu tất cả mọi thứ thuộc về nó. Tôi đã có những trải nghiệm, những mạo hiểm và cả tình bạn đủ để khiến tôi hài lòng với cuộc sống của mình và tôi rất biết ơn vì điều đó. Giống như hầu hết mọi người, tôi cũng có những sự tiếc nuối. Những tôi sẽ không đánh đổi bất cứ một ngày nào trong cuộc đời mình dù đó là thời gian tốt đẹp hay tồi tệ, để đổi lấy ngày tốt đẹp nhất của người khác.
Tôi biết ơn gia đình yêu thương của mình. Với tôi, sẽ không có người đàn ông nào có được người vợ đáng yêu hơn hay những đứa trẻ đáng tự hào hơn tôi. Và tôi cũng nợ nước Mỹ. Được là một phần trong giá trị của nước Mỹ - tự do, công bằng, tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người - là điều hạnh phúc tuyệt vời trên hết của cuộc đời.
“Những người bạn Mỹ”- cụm từ này có ý nghĩa với tôi hơn bất cứ ai. Tôi đã sống và chết đi với tự hào là một người Mỹ. Chúng ta là công dân của một nền cộng hòa lớn nhất thế giới, một đất nước của những ý tưởng chứ không chỉ có máu và đất. Chúng ta được ban phước lành và chúng ta đang cầu phúc lành cho nhân loại khi chúng ta giữ vững và phát triển những tư tưởng này tại nước Mỹ và trên thế giới. Chúng ta đã giúp giải phóng được nhiều người hơn khỏi sự bạo hành bất công và nghèo đói so với lịch sử trước đây. Chúng ta đã đạt được sự thịnh vượng và vững mạnh.
Sự yếu đuối hay sự vĩ đại của chúng ta khi chúng ta phân vân giữa lòng yêu nước với đố kỵ đã gieo mầm cho oán hận, thù ghét và bạo lực ở mọi ngõ ngách trên toàn cầu. Chúng ta do dự hơn khi chúng ta ẩn mình sau những bức tường hơn là gạt bỏ chúng. Khi chúng ta nghi ngờ về năng lực và các ý tưởng của bản thân, thì hơn hết hãy tin tưởng chúng để tạo thành sức mạnh để thay đổi.
Chúng ta là 320 triệu người với quan điểm của mình, với tiếng nói của từng cá nhân. Chúng ta tranh luận và canh trạnh, thậm chí đôi khi chúng ta lăng mạ hạ thấp nhau trong các cuộc tranh luận công khai quyết liệt. Nhưng chúng ta luôn có nhiều điểm chung hơn là bất đồng. Chúng ta chỉ cần nhớ điều này và cùng vì lợi ích của người khác, cũng như tin rằng tất cả chúng ta đều yêu nước, chúng ta sẽ vượt qua những thời điểm khó khăn. Chúng ta sẽ vượt qua khó khăn một cách mạnh mẽ hơn trước đây. Chúng ta luôn là như vậy.
10 năm trước, tôi đã thừa nhận mình bị đánh bại trong cuộc bầu cử Tổng thống. Tôi muốn kết thúc bức thư từ biệt của mình với sự thanh thản và tin tưởng của người dân Mỹ rằng tôi đang cảm thấy rất khỏe mạnh.
Đừng tuyệt vọng trước những khó khăn hiện nay của chúng ta và hãy luôn tin tưởng nước Mỹ vĩ đại và đầy hứa hẹn bởi vì không gì có thể lay chuyển điều này. Người Mỹ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không bao giờ trốn tránh lịch sử. Chúng làm nên lịch sử.
Xin từ biệt những người bạn Mỹ của tôi. Chúa ban phước lành cho bạn và Chúa ban phước lành cho nước Mỹ”.

Dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của TNS John McCain

(Kiến Thức) - Ở giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp chính trị, Thượng nghị sĩ John McCain từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong bộ máy chính trị Mỹ, nhận được sự tôn trọng của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain
 Hôm 25/8 vừa qua, Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư não. Ông là một vị chính trị gia lão luyện, có tầm ảnh hưởng lớn và nhận được sự tôn trọng của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ. Ảnh: NDTV.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-2
Vào năm 1976, ông McCain từng nghĩ đến việc ra tranh cử Hạ viện Mỹ từ Florida. Tuy nhiên, theo lời cân nhắc của Đô đố James L. Holloway III, năm 1977, ông McCain trở thành liên lạc viên Hải quân tại Thượng viện Mỹ. Ảnh: Reuters.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-3
Sau khi trở lại thủ đô Washington D.C., ông McCain được bổ nhiệm làm trưởng nhóm liên lạc tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell. Thượng nghị sĩ McCain từng chia sẻ rằng chính điều này đã "thật sự đưa tôi vào giới chính trị và khởi đầu sự nghiệp thứ hai của tôi như một người phục vụ người dân". Ảnh: BI. 

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-4
 Thượng nghị sĩ McCain giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại Hạ viện Mỹ vào tháng 9/1982 và là đại biểu quốc hội của Đảng Cộng hòa từ Khu quốc hội số 1 của Arizona trong khoảng thời gian 1982-1984. Ngay lập tức, ông gây ấn tượng tại Quốc hội Mỹ và được bầu làm Chủ tịch nhóm dân biểu mới của năm 1983. Ảnh: Pinterest.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-5
 Tiếp đến, ông McCain quyết định ra tranh cử vào Thượng viện Mỹ đại diện Arizona vào năm 1986 và cuối cùng ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử một cách dễ dàng với 60% số phiếu ủng hộ. Ảnh: BI.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-6
Ngay khi vào Thượng viện Mỹ năm 1987, Thượng nghị sĩ McCain trở thành thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện từ năm 2015. Một trong những thành tựu nổi bật của Thượng nghị sĩ McCain tại Thượng viện đó chính là đạo luật McCain- Feingold năm 2002. Ảnh: BI. 

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-7
 Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố trở thành ứng viên tổng thống vào năm 1999, chạy đua với Thống đốc Texas khi đó là ông George W. Bush trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: BI.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-8
 Tháng 2/2000, Thượng nghị sĩ McCain giành chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại bang New Hampshire. Tuy nhiên, ông đã để thua trước đối thủ George W. Bush trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày Siêu thứ Ba. Ảnh: Reuters.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-9
 Tháng 4/2007, ông McCain thông báo về ý định tranh cử Tổng thống Mỹ lần thứ hai và chính thức trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa tại vào tháng 9/2008. Ảnh: BI.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-10
 Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử ngày 4/11/2008, ứng viên Tổng thống Mỹ Barack Obama của Đảng Dân chủ đã đánh bại ông John McCain để trở thành tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Ảnh: BI.

Dau moc dang nho trong su nghiep chinh tri cua TNS John McCain-Hinh-11
 Được biết, trong sự nghiệp chính trị, Thượng nghị sĩ McCain luôn duy trì mối quan hệ thân thiện với các nghị sĩ khác, dù họ không thuộc cùng đảng phái với mình. Bản thân Thượng viện Mỹ cũng là bệ đỡ chính trị lớn nhất cho ông MacCain trong suốt gần 40 năm tham gia chính trường Mỹ của ông này. Ảnh: BI.

Mời độc giả xem video về Thượng nghị sĩ John McCain (Nguồn: Al Jazeera)

Bên trong thị trấn cổ Thổ Nhĩ Kỳ sắp bị “nhấn chìm” bởi thủy điện

(Kiến Thức) - Một số khu vực tại thị trấn cổ Hasankeyf nằm bên bờ sông Tigris ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ngập đáng kể khi con đập Ilisu đang được xây dựng. Sau khi đập nước được hoàn thành, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien
 Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều khu vực tại thị trấn cổ Hasankeyf ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ngập đáng kể khi con đập Ilisu đang được xây dựng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương. (Nguồn ảnh: Reuters)

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-2
Người dân đi qua một cây cầu bắc qua sông Tigris tại thị trấn cổ Hasankeyf. Phần lớn thị trấn này cùng các khu khảo cổ của nó đang đứng trước nguy cơ bị ngập. 

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-3
 Một khi con đập Ilisu được hoàn thành, tình trạng ngập úng tại thị trấn này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-4
Dòng sông Tigris chảy qua thị trấn Hasankeyf trong bức ảnh chụp từ trên cao. 

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-5
Thị trấn Hasankeyf mới, nơi người dân sẽ chuyển tới đây sinh sống sau khi thị trấn cổ này bị ngập do ảnh hưởng của việc xây dựng đập nước Ilisu.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-6
  Ngôi mộ Zeynel Bey 550 tuổi đã được chuyển từ thị trấn cổ Hasankeyf tới địa điểm mới.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-7
Một số du khách đứng quan sát thị trấn cổ Hasankeyf từ trên cao.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-8
 Thị trấn cổ này nằm ngay bên bờ sông Tigris.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-9
 Cư dân thị trấn Hasankeyf ngồi bên bờ sông Tigris. 
Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-10
 Hoạt động xây dựng đập Ilisu đang diễn ra tại thị trấn cổ Hasankeyf. 

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-11
 Quang cảnh thị trấn cổ Hasankeyf, tỉnh Batman.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-12
Trong ảnh là Lâu đài Byzantine tại thị trấn cổ Hasankeyf.

Ben trong thi tran co Tho Nhi Ky sap bi “nhan chim” boi thuy dien-Hinh-13
Thị trấn cổ này cũng là một địa điểm thu hút khá nhiều du khách. Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem thêm video: Tới thăm ngôi làng ở "tận cùng trái đất" (Nguồn: VTC14)

Hé lộ chi tiết tang lễ của Thượng nghị sĩ John McCain

(Kiến Thức) - Tang lễ của Thượng nghị sĩ John McCain sẽ được tổ chức trong ba ngày liên tiếp tại ba địa điểm khác nhau từ ngày 29/8-2/9, và sẽ được an táng tại Học viện Hải quân Mỹ tại bang Maryland nơi ông bắt đầu cuộc đời binh nghiệp của mình.

Theo Business Insider dẫn thông tin từ văn phòng thượng nghị sĩ thông báo tang lễ của Thượng nghị sĩ John McCain sẽ được tổ chức tại bang Arizona trong khoảng thời gian từ ngày 29-30/8. Sau đó, tang lễ được cử hành tại thủ đô Washington, nơi thi hài của ông được quàn tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Tang lễ cũng được tổ chức ở Nhà thờ Quốc gia Washington tại thủ đô Washington. Cuối cùng, lễ an táng diễn ra tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, bang Maryland, ngày 2/9.