Bữa ăn sáng với 'đại gia' và bút phê của ông Mai Tiến Dũng

Liên quan đến sai phạm tại dự án Đại Ninh, ông Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Kết luận điều tra chỉ ra rằng, sau khi đạt được thỏa thuận chuyển nhượng dự án Đại Ninh với bà Phan Thị Hoa, ông Nguyễn Cao Trí (TGĐ Công ty Sài Gòn Đại Ninh - SGĐN) được ông Trần Văn Minh (khi đó là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - TTCP) hướng dẫn gửi đơn kiến nghị.
Việc này nhằm mục đích để Chính phủ có văn bản chỉ đạo đến TTCP tiếp nhận, giải quyết (trước đó, bà Hoa đã 5 lần gửi đơn nhưng không được giải quyết).
Tháng 10/2020, ông Trí ra Hà Nội và đến gặp ông Mai Tiến Dũng tại trụ sở VPCP để trao đổi việc ông Trí đã mua lại dự án Đại Ninh, nhưng dự án này đã có kiến nghị thu hồi theo kết luận của TTCP. Khi đó, ông Trí cầm theo đơn đề ngày 2/10/2020 để nhờ ông Dũng bút phê giao Vụ I, VPCP tham mưu, báo cáo lãnh đạo Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, để chuyển đơn của Công ty SGĐN cho TTCP giải quyết.
Bua an sang voi 'dai gia' va but phe cua ong Mai Tien Dung
 Ông Mai Tiến Dũng. Ảnh: Hoàng Hà
Và ông Mai Tiến Dũng đã có bút phê “chuyển Vụ I” vào đơn của Công ty SGĐN và giao bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I báo cáo đề xuất. Trên cơ sở đó, bà Ngọc đã soạn thảo các văn bản theo yêu cầu và theo hướng có lợi cho ông Trí.
Do đơn của Công ty SGĐN chưa được TTCP giải quyết, ông Trí được ông Trần Văn Minh hướng dẫn tiếp tục làm đơn gửi VPCP, xin ý kiến lãnh đạo Chính phủ theo hướng giao TTCP kiểm tra, rà soát, giải quyết một cách mạnh mẽ hơn để TTCP có cơ sở thực hiện.
Do đó, ngày 16/1/2021, ông Nguyễn Cao Trí hẹn gặp ông Mai Tiến Dũng ăn sáng và trao đổi việc dự án Đại Ninh đã bị thu hồi theo Kết luận thanh tra số 929 của TTCP và ông Trí đã mua lại dự án này, đang xin thủ tục để dự án được gia hạn, không bị thu hồi; rằng đã được ông Trần Văn Minh, Phó Tổng TTCP hướng dẫn tiếp tục gửi đơn của Công ty SGĐN, thông qua VPCP, báo cáo xin ý kiến cấp trên với chỉ đạo mạnh mẽ hơn là “giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát, giải quyết”.
Đây là bước để TTCP có căn cứ thành lập tổ kiểm tra xác minh đơn, sửa đổi kết luận thanh tra, cho giãn tiến độ dự án. Ông Trí nhờ ông Mai Tiến Dũng tiếp tục chỉ đạo Vụ I thực hiện việc này.
Theo kết luận điều tra, thời điểm đó, ông Mai Tiến Dũng cũng nhận được ý kiến của cấp trên chỉ đạo quan tâm, giúp đỡ ông Trí nên sau đó ông Dũng đã bút phê 2 lần “chuyển Vụ I (giải quyết sớm) 15/01” và “chuyển vụ I” vào đơn ngày 12/01/2021 của Công ty SGĐN, giao bà Trần Bích Ngọc đề xuất.
Sau đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của cấp trên, ngày 1/3/2021, ông Trần Văn Minh ký quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra xác minh giải quyết kiến nghị của Công ty SGĐN không đúng quy định pháp luật.
Việc này đã tạo tiền đề cho hàng loạt sai phạm trong việc điều chỉnh, sửa đổi Kết luận thanh tra, cho dự án Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ trái pháp luật. Quá trình gặp gỡ, ông Nguyễn Cao Trí có gửi quà cảm ơn ông Mai Tiến Dũng số tiền 200 triệu đồng.
Lời khai của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP
Tại CQĐT, ông Mai Tiến Dũng khai, ông Nguyễn Cao Trí là doanh nhân có mối quan hệ thân tình với lãnh đạo Chính phủ, cấp trên của ông Dũng. Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, ông Trí đồng hành chống dịch cùng Chính phủ, tài trợ máy thở, vật tư y tế chống dịch, nên ông Trí và ông Mai Tiến Dũng có quen biết, thỉnh thoảng gặp, nói chuyện với nhau.
Ông Mai Tiến Dũng khai về các cuộc gặp với ông Trí như kết luận điều tra và cho rằng, bản thân giúp ông Trí bút phê vào đơn vì nghĩ ông Trí đã nhờ lãnh đạo Chính phủ đồng ý.
Quá trình điều tra đến nay, bị can Mai Tiến Dũng đã thừa nhận hành vi vi phạm, thừa nhận việc được ông Trí biếu 200 triệu đồng cảm ơn. Ngoài ra, ông Trí còn hỗ trợ 380 triệu đồng tiền mua quà lưu niệm (bộ ấm chén) cho lễ kỷ niệm của VPCP.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã phối hợp với gia đình nộp lại số tiền 580 triệu đồng để khắc phục.

Ông Mai Tiến Dũng, Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà.

Tại kỳ họp 41 mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Văn phòng Chính phủ, Cơ quan Văn phòng Quốc hội.
Ong Mai Tien Dung, Pham Thai Ha, Duong Van Thai bi de nghi ky luat
Ông Mai Tiến Dũng 

Hà Nội phát triển và mở rộng ứng dụng iHanoi

Hà Nội nâng cấp, mở rộng iHanoi, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung và phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng (super app),...

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025-2026.
Việc nâng cấp, mở rộng hướng đến mục tiêu iHanoi trở thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của thành phố nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.
Ha Noi phat trien va mo rong ung dung iHanoi
iHanoi - kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền thành phố. (Ảnh: mic.gov.vn) 
Đồng thời, bảo đảm mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng cường bảo mật an toàn thông tin cho hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, tìm kiếm thông tin trên ứng dụng iHanoi đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.
Một trong yêu cầu của UBND TP. Hà Nội là nghiên cứu, phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng (super app) để tích hợp đa dạng các dịch vụ, tính năng phục vụ người dân, doanh nghiệp từ các đối tác phù hợp. Ngoài ra cần, bổ sung các tính năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các lĩnh vực Giao thông, Y tế, Giáo dục, Môi trường, Du lịch, Đất đai, Quy hoạch, Trật tự xây dựng, Thanh toán trực tuyến, Dịch vụ công...
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2026 toàn bộ người dân trên 15 tuổi có điện thoại thông minh đều có thể tiếp cận và sử dụng ứng dụng iHanoi. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng ứng dụng sẽ tăng tối thiểu 30% hàng năm. Đồng thời, 100% phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả nhanh chóng, kịp thời thông qua ứng dụng. Thành phố cũng đặt chỉ tiêu tối thiểu 30% các dịch vụ, tiện ích cung cấp trên nền tảng Ứng dụng iHanoi được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ quản lý, vận hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Để đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin, hệ thống sẽ được trang bị các chức năng bảo mật tiên tiến, ngăn ngừa các đợt tấn công mạng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thông tin của người dùng. Việc triển khai sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể, bắt đầu từ Quý IV/2024 với việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn vốn, tiếp theo là giai đoạn khảo sát, đánh giá nhu cầu vào tháng 11-12/2024, và triển khai các giải pháp kỹ thuật từ đầu năm 2025.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và đường truyền phục vụ ứng dụng hoạt động ổn định, thông suốt 24/7. Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tích cực phối hợp trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các tính năng của ứng dụng.
Việc phát triển và mở rộng ứng dụng iHanoi không chỉ là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của Thủ đô, mà còn thể hiện quyết tâm của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới xây dựng một Hà Nội thông minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội, tính đến ngày 31/10, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724. Trong đó, đáng lưu ý, có khoảng 5,3 triệu người dân trên 15 tuổi có smartphone, tỷ lệ nhóm đối tượng này đã đăng ký tài khoản để sử dụng iHanoi hiện đang chiếm 19,7% trên tổng số.

Trong tháng 11 này, UBND TP.Hà Nội cũng chính thức phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản và dùng tiện ích trên nền tảng số này.