Hà Nội phát triển và mở rộng ứng dụng iHanoi

Hà Nội nâng cấp, mở rộng iHanoi, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung và phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng (super app),...

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025-2026.
Việc nâng cấp, mở rộng hướng đến mục tiêu iHanoi trở thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của thành phố nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.
Ha Noi phat trien va mo rong ung dung iHanoi
iHanoi - kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền thành phố. (Ảnh: mic.gov.vn) 
Đồng thời, bảo đảm mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng cường bảo mật an toàn thông tin cho hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhanh chóng, kịp thời, chính xác; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, tìm kiếm thông tin trên ứng dụng iHanoi đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.
Một trong yêu cầu của UBND TP. Hà Nội là nghiên cứu, phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng (super app) để tích hợp đa dạng các dịch vụ, tính năng phục vụ người dân, doanh nghiệp từ các đối tác phù hợp. Ngoài ra cần, bổ sung các tính năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các lĩnh vực Giao thông, Y tế, Giáo dục, Môi trường, Du lịch, Đất đai, Quy hoạch, Trật tự xây dựng, Thanh toán trực tuyến, Dịch vụ công...
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2026 toàn bộ người dân trên 15 tuổi có điện thoại thông minh đều có thể tiếp cận và sử dụng ứng dụng iHanoi. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng ứng dụng sẽ tăng tối thiểu 30% hàng năm. Đồng thời, 100% phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả nhanh chóng, kịp thời thông qua ứng dụng. Thành phố cũng đặt chỉ tiêu tối thiểu 30% các dịch vụ, tiện ích cung cấp trên nền tảng Ứng dụng iHanoi được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ quản lý, vận hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Để đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin, hệ thống sẽ được trang bị các chức năng bảo mật tiên tiến, ngăn ngừa các đợt tấn công mạng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thông tin của người dùng. Việc triển khai sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể, bắt đầu từ Quý IV/2024 với việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn vốn, tiếp theo là giai đoạn khảo sát, đánh giá nhu cầu vào tháng 11-12/2024, và triển khai các giải pháp kỹ thuật từ đầu năm 2025.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và đường truyền phục vụ ứng dụng hoạt động ổn định, thông suốt 24/7. Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tích cực phối hợp trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các tính năng của ứng dụng.
Việc phát triển và mở rộng ứng dụng iHanoi không chỉ là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của Thủ đô, mà còn thể hiện quyết tâm của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới xây dựng một Hà Nội thông minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội, tính đến ngày 31/10, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724. Trong đó, đáng lưu ý, có khoảng 5,3 triệu người dân trên 15 tuổi có smartphone, tỷ lệ nhóm đối tượng này đã đăng ký tài khoản để sử dụng iHanoi hiện đang chiếm 19,7% trên tổng số.
Trong tháng 11 này, UBND TP.Hà Nội cũng chính thức phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản và dùng tiện ích trên nền tảng số này.

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch Đánh giá tư duy năm 2025

Ngày 2/11, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố Kế hoạch tổ chức thi Đánh giá tư duy năm 2025. Kỳ thi TSA 2025 dự kiến tổ chức trong 3 đợt tại 30 điểm thi.

Theo đó, mục tiêu của Bài thi TSA là đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.
Kỳ thi TSA được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới, như SAT, ACT...
Thí sinh tham gia kỳ thi sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm và có thể sử dụng điểm số TSA để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.
DH Bach khoa Ha Noi cong bo lich Danh gia tu duy nam 2025
 Bìa sách "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA". Ảnh ĐHBK Hà Nội
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, nội dung và hình thức thi TSA đã được thực hiện theo đúng thiết kế và giữ ổn định trong nhiều năm tới. Bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút).
Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Trước đó vào năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức 6 đợt thi vào các ngày cuối tuần với 30 điểm thi mỗi đợt tại Hà Nội và 11 tỉnh thành phố gồm Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng; đáp ứng gần 50.000 lượt thi với tổng số thí sinh dự thi là 21.000 thí sinh. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm học 2024 - 2025.
Trong năm 2025, Kỳ thi TSA được Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi, vào các ngày cuối tuần. Mỗi đợt có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi. Bên cạnh các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc (điểm thi tại tỉnh Lào Cai). Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi.
Cụ thể các đợt thi như sau:
Đợt 1: Ngày thi 18-19.01.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.12.2024
Đợt 2: Ngày thi 08-09.03.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.02.2025
Đợt 3: Ngày thi 26-27.04.2025; Ngày mở đăng ký 01-06.04.2025
Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, với mục đích giúp thí sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, phân tích ví dụ minh họa, Nhà trường đã biên soạn và phát hành cuốn "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy TSA".
Ở mỗi phần thi, cuốn Cẩm nang trình bày tóm lược kiến thức nền tảng liên quan, giới thiệu đề thi minh họa có phân tích hướng dẫn giải, hướng dẫn ôn tập theo chủ đề và một số đề ôn luyện thêm kèm đáp án. Cuối cùng là nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm thi, đặc biệt đi kèm sách là 2 mã dự thi để thí sinh có thể trải nghiệm 2 bài thi thử trực tiếp trên hệ thống.
Kết quả của 2 bài thi thử sẽ là cơ sở quan trọng để thí sinh tự đánh giá được năng lực tư duy hiện tại của bản thân, từ đó có được kế hoạch học tập và lộ trình tham gia kỳ thi một cách phù hợp nhất. Dự kiến cuốn Cẩm nang sẽ chính thức có mặt tại Nhà xuất bản Bách Khoa vào ngày 11/11 sắp tới.
Thí sinh đăng ký thi TSA tại: https://tsa.hust.edu.vn/dk

Chi tiết lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025 ĐH Bách khoa HN

Trong năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy TSA trong 3 đợt thi, thời gian thi vào các ngày cuối tuần.

Ngày 2/11, ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025. Theo đó, trong năm 2025, kỳ thi TSA dự kiến tổ chức trong 03 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi.
Chi tiet lich thi danh gia tu duy TSA 2025 DH Bach khoa HN
 Cấu trúc chi tiết của Bài thi TSA.

21 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính từ 1/12

Từ ngày 1/12 , 21 tỉnh, thành sẽ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.