Nhượng bộ TQ ở Biển Đông không phải phong cách Mỹ

Chuyên gia Nga cho rằng nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông không phải là phong cách Mỹ và hiện không có cơ hội nào, dù nhỏ nhất, cho sự thỏa hiệp.

Về căng thẳng Trung-Mỹ trên Biển Đông, hãng thông tấn Nga TASS ngày 26/5 cho hay, hầu hết giới chuyên gia Nga tin rằng khó có thể nổ ra xung đột lớn hay chiến tranh giữa hai cường quốc này trên Biển Đông, nhưng tình hình sẽ còn căng thẳng trong thời gian dài vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một sự thỏa hiệp.
Vasily Kashin: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Vasily Kashin:  "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra".
Nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ tại Moscow, Vasily Kashin, nói với TASS: "Một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở giai đoạn này rất khó xảy ra. Nhưng sự cố nghiêm trọng có thể gây ra một cuộc xung đột ngoại giao kéo dài giữa hai nước".
Ông Kashin nhắc lại vụ va chạm giữa máy bay do thám Mỹ Kỳ và chiến đấu cơ Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam năm 2001 khiến phi công Trung Quốc tử vong còn 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ bị bắt gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ giữa hai nước.
"Những ngày nay người Mỹ có kế hoạch công khai chống lại Trung Quốc (bành trướng), vì vậy nguy cơ xảy ra sự cố vẫn tồn tại. Mỹ cho rằng phản ứng cứng rắn sẽ buộc Trung Quốc phải xuống thang, nhưng điều này là một sai lầm thô thiển. Người Trung Quốc có khả năng hành động cứng rắn vì họ xem Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng đặc biệt. Đó là vấn đề an ninh. Nếu các hành động chống Trung Quốc (bành trướng) tiếp tục, họ có thể sẽ chờ đợi đến thời cơ họ cho là chín muồi để phản công. Quan hệ Trung-Mỹ có thể trở nên tồi tệ trong nhiều thập kỷ", ông Kashin bình luận.
Học giả này cho rằng Biển Đông là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới với tuyến hàng hải quốc tế sôi động vận chuyển dầu thô từ Trung Đông. Một phần lớn nguồn năng lượng và hàng hóa thương mại của Châu Á hàng ngày đang được lưu chuyển qua lại vùng biển này. Vì vậy theo ông sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng năng lượng là nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng trong khu vực.
"Đối với Trung Quốc, họ xem Biển Đông có ý nghĩa quan trọng chiến lược về an ninh và hải quân. Đảo Hải Nam là nơi đặt căn cứ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bảo vệ yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông là một trong những yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Trung Quốc", ông Kashin nhận xét.
Người Mỹ lo sợ rằng nếu  Trung Quốc có ưu thế quân sự không thể chối cãi ở Biển Đông, hoạt động của tàu thuyền, máy bay nước ngoài trong phạm vi "200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tuyên bố" có thể bị hạn chế.
Chuyên gia Nga Kashin cho rằng với người Mỹ việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông là rất quan trọng. "Ở đây nó là vấn đề uy tín và ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước ASEAN. Washington đã quyết tâm khẳng định vai trò lãnh đạo của mình. Do đó nhượng bộ (Bắc Kinh) không phải là phong cách của Mỹ. Hiện tại không có cơ hội nào dù nhỏ nhất cho sự thỏa hiệp".

Kiềm chế IS: Sự lựa chọn duy nhất còn lại của Mỹ

(Kiến Thức) - Không thể đem bộ binh đánh phiến quân IS, chính quyền Obama chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là kiềm chế Nhà nước Hồi giáo  bành trướng khắp Trung Đông.

Đó là nhận định của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách tài chính Dov S. Zakheim (2001-2004)  và từng là Điều phối viên tái thiết Afghanistan của Lầu Năm Góc trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004.

Chiến lược đối phó IS của Mỹ đã thất bại

Mỹ cần bác bỏ “đường lưỡi bò” TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Để ngăn chặn mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Mỹ cần bác bỏ “đường lưỡi bò” phản khoa học vô cùng phi lý mà người Trung Quốc tự vẽ.

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Lim Chuan-Tiong, cộng tác viên của Viện Lịch sử hiện đại Academia Sinica, được báo mạng WantChinaTimes (WCT) ngày 26/5 đăng tải.
Theo nhà nghiên cứu Lim Chuan-Tiong, cuối cùng, Mỹ cũng đã bắt đầu hành động để can thiệp vào cuộc tranh chấp âm ỉ ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ráo riết biến rạn san hô thành đảo nổi với qui mô và tốc độ chóng mặt. Do nguy cơ đối đầu Trung-Mỹ,  Biển Đông đang trở thành một điểm nóng có thể kích hoạt Chiến tranh thế giới thứ ba.