BOT Cai Lậy được phê duyệt như thế nào?

Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) Nguyễn Viết Huy trao đổi với VietNamNet về dự án BOT Cai Lậy.

Dự án BOT Cai Lậy đang được dư luận phản ánh gắn với sự thiếu minh bạch, biến dạng và có nhiều sai sót... Là người thực hiện, ông có ý kiến gì?
Chúng tôi cầu thị, lắng nghe tất cả các ý kiến phản biện và tiếp thu khắc phục ngay những thiếu sót. Điển hình như việc giảm phí cho tất cả các loại phương tiện qua trạm hay miễn phí cho người dân địa phương sống gần trạm. Đáng lẽ việc này chúng tôi phải làm trước khi thu phí. Đây là bất cập của chính sách, dù Nhà nước đã có chính sách mua vé quý, tháng.
Nhưng tôi cho rằng, cái sai lớn nhất ở dự án này chính là việc các bên chưa làm tốt công tác tuyên truyền để cả xã hội đang hiểu sai bản chất dự án.
BOT Cai Lay duoc phe duyet nhu the nao?
  Ông Nguyễn Viết Huy.
Vậy bản chất dự án là thế nào?
Trước khi dự án BOT Cai Lậy được thực hiện, Bộ GTVT đã cùng tỉnh Tiền Giang so sánh các phương án rất cụ thể. Trong đó phương án đặt trạm thu phí trên đường tránh không khả thi vì dẫn đến 2 hệ lụy: phương án tài chính không đảm bảo và tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn không được khắc phục.
Phương án 2 là nâng cấp toàn bộ QL1 đi qua thị trấn (nay là thị xã Cai Lậy), vì đường đang xuống cấp do hệ thống thoát nước và cầu đã hư hỏng nặng trong điều kiện quỹ bảo trì không đủ để sửa chữa, cũng như không cho phép thực hiện đầu tư. Phương án này cũng được các bên đánh giá rất cụ thể. Bộ GTVT cũng đã xin ý kiến để Tiền Giang lựa chọn 2 phương án trên.
Sau khi có văn bản tham vấn gửi HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh, các cơ quan này đều trả lời thống nhất vị trí đặt trạm trên QL1 và đề nghị cải tạo nâng cấp QL1 và làm tuyến tránh như hiện nay.
Dư luận vẫn băn khoăn về việc trạm thu phí Cai Lậy nhất quyết phải đặt trên QL1 chứ không phải tại tuyến tránh?
Trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt trên QL1 để hoàn vốn cho tuyến tránh được làm mới và cả hạng mục cải tạo tăng cường 26,4km QL1 - đoạn qua thị xã Cai Lậy.
Trạm thu phí này nằm trong phạm vi dự án, có sự thỏa thuận với địa phương và có như vậy thì mới mới thu hút được nhà đầu tư.
Phải nói thêm rằng, việc đặt trạm thu phí trên tuyến tránh đã được nghiên cứu, gửi cho tỉnh lấy ý kiến nhưng khi đó dự án không có, vì nhà đầu tư không làm.
Thời điểm năm 2008, khi tỉnh Tiền Giang có đề nghị làm dự án giao thông qua thị trấn Cai Lậy để giải quyết bài toán ùn tắc, tư vấn đã nghiên cứu đề nghị mở rộng thêm 2 làn xe.
Thế nhưng nếu mở rộng QL1 sẽ phải giải phóng 200 hộ dân ven đường và tổng dự toán lên tới 2.000 tỷ đồng.
Ngay cả khi đầu tư mở rộng QL1 hiện có thì năng lực khai thác, thông hành trên đường cũng không được giải quyết vì đây vẫn là đường đô thị nên phương tiện vẫn chỉ chạy được tốc độ tối đa 50 km/h (tốc độ đô thị quy định tại thời điểm đó)
Trong khi, nếu làm tuyến tránh thì xe có thể chạy 80km/h và tổng mức đầu tư giảm xuống còn 1.300 tỷ động. Như vậy rõ ràng phương án làm đường tránh sẽ hiệu quả hơn.
Bộ GTVT đề nghị chọn 1 trong 2 phương án trên, cái nào tổng chi phí người dân phải trả ít hơn thì làm và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng quá trình thực hiện.
Không lường trước được vấn đề
Vì sao việc giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy bây giờ mới bàn, trong khi trước đó, một số trạm như Bến Thủy, cầu Hạc Trì đã áp dụng khi tình hình căng thẳng?
Từ ngày 12/5, Bộ GTVT đã lấy ý kiến tất cả các địa phương về bất cập các trạm phí, đề xuất các cơ chế miễn giảm của trạm thu phí.
Tuy nhiên quá trình trả lời của các địa phương rất chậm, hiện nay mới có 33 tỉnh trả lời.
Tại dự án Cai Lậy, đúng là có chuyện Bộ không lường trước được vấn đề. Đáng lẽ ra phải xử lý xong bất cập các trạm thu phí trước đó rồi mới thu.
BOT Cai Lay duoc phe duyet nhu the nao?-Hinh-2
 Trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt trên QL1 để đảm bảo phương án tài chính cho dự án.
Vậy chính sách giảm giá phí tại các trạm BOT tới đây sẽ được thực hiện như thế nào?
Hiện nay Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ, kiến nghị QH giao một cơ quan độc lập với Bộ GTVT đánh giá vấn đề giảm phí cho người dân, từ đó xây dựng chính sách khách quan.
Phải nói rằng làm BOT, hay PPP nói chung ở nước ta còn rất mới nên chúng ta có quá ít kinh nghiệm. Khuôn khổ pháp lý không có mà dựa. Mỗi luật điều chỉnh vấn đề này nói một kiểu.
Nếu không làm thì không sai. Còn vẫn phải làm thì không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi đã làm và làm theo kiểu dò đá qua sông nên sai sót là khó tránh nhưng chúng tôi đã nhận và đang khắc phục.

BOT Cai Lậy chưa thu phí lúc 0h ngày 21/8

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết giá vé tại BOT Cai Lậy giảm từ 21/8, nhưng theo ghi nhận lúc 0h cùng ngày, trạm thu phí vẫn chưa hoạt động trở lại.

Sau 6 ngày BOT Cai Lậy ở Tiền Giang xả cửa, nhiều người dự đoán khả năng 0h ngày 21/8, Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang) sẽ đóng trạm để bán vé trở lại. Thông tin này xuất phát từ việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) họp hôm 16/8, cung cấp thông tin cho báo chí rằng vé ở trạm thu phí Cai Lậy giảm từ ngày 21/8.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang cho biết trạm Cai Lậy không đóng cửa để bán vé trở lại vào 0h ngày 21/8 như kế hoạch. Lý do BOT Tiền Giang chưa nhận được quyết định chính thức về việc giảm giá để làm căn cứ in vé.

"Khi nào có văn bản chính thức của Bộ GTVT chúng tôi sẽ về Tiền Giang họp báo. Lúc đó, đơn vị mới quyết định ngày nào bán vé trở lại", ông Hiệp khẳng định.

BOT Cai Lay chua thu phi luc 0h ngay 21/8
 BOT Cai Lậy đêm 20/8. Ảnh: Việt Tường.
Theo quan sát của Zing.vn, sau 6 ngày trạm thu phí Cai Lậy xả cửa liên tục (15-20/8), ôtô không còn chạy vào đường huyện 63 và 67 để né trạm như trước đây. Tại BOT Cai Lậy, đến 0h10 ngày 21/8, các cabin bán vé vẫn đóng cửa, gần đó có vài bảo vệ ngồi canh giữ tài sản và họ cũng không biết trạm thu phí hoạt động lại khi nào.
BOT Cai Lậy bán vé qua trạm từ ngày 1/8 và vấp phải sự phản ứng của tài xế và chủ doanh nghiệp vận tải. Đến ngày 9/8, có 14 ôtô gắn logo "Bạn hữu đường xa" chạy chậm từ hướng Mỹ Thuận về Trung Lương, tạo thành đoàn nối đuôi vào trạm để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm.
Đến chiều 13/8, nhiều tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm đã gây ùn tắc giao thông kéo dài trên quốc lộ 1 và đường tránh thị xã Cai Lậy khoảng 3 km. Trước tình hình này, BOT Tiền Giang cho xả trạm nửa giờ. Đến 20h, trạm Cai Lậy tiếp tục kẹt xe, buộc phải xả trạm lần 2 đến 0h ngày 14/8.
BOT Cai Lay chua thu phi luc 0h ngay 21/8-Hinh-2
 Các cabin bán vé không có người. Ảnh: Việt Tường.

Sắp công bố kết luận kiểm toán dự án BOT Cai Lậy

Kiểm toán Nhà nước sẽ công bố kết luận kiểm toán 24 dự án BOT giao thông vào tháng 9, trong đó có dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang).

Ngày 21/8, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết Kiểm toán Nhà nước đã kết thúc kiểm toán thêm 24 dự án BOT giao thông.

Tài xế muốn dời vị trí trạm BOT Cai Lậy thay vì giảm phí

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang hài lòng khi phương án giảm giá vé tại trạm Cai Lậy của họ đưa ra được Bộ GTVT đồng ý.

Trao đổi với Zing.vn chiều 16/8, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tiền Giang Trần Văn Bon cho biết ông đã được UBND tỉnh ủy quyền làm đại diện địa phương để họp với Bộ GTVT và nhà đầu tư BOT Cai Lậy vào sáng cùng ngày. Hiện, ông vẫn còn ở lại Bộ để nhận quyết định chính thức về việc giảm giá vé BOT Cai Lậy rồi mới về Tiền Giang.