Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Bom lượn Nga gieo rắc kinh hoàng, NATO “hoảng loạn” tìm cách đối phó

17/02/2025 12:35

Bom lượn có hiệu chỉnh chính xác của Nga đang trở thành cơn ác mộng với Ukraine và đặt NATO vào tình thế báo động dặc biệt là bom FAB-3000 nặng 3 tấn

Phước Hải (Theo Sohu)

Krona-E SHORAD "lá chắn thép" bảo vệ Nga trước UAV

Phương tây công bố thiệt hại của Nga, mặt trận Pokrvosk đảo chiều

Đàm phán sắp đến, Ukraine giữ chặt "quân cờ" Kursk không buông

Ukraine tung hết sức mạnh, F-16 sẵn sàng đối đầu với máy bay Nga

Hải quân Mỹ mở rộng tầm bay “mắt thần” E-2D như thế nào?

Trong làn khói lửa khốc liệt của cuộc chiến Nga - Ukraine, thời gian đã lặng lẽ trôi qua ba năm. Mảnh đất này không chỉ sinh mạng của vô số người đã ngã xuống mà còn là bãi thử nghiệm cho các loại vũ khí mới của Nga. Ảnh: TASS
Trong làn khói lửa khốc liệt của cuộc chiến Nga - Ukraine, thời gian đã lặng lẽ trôi qua ba năm. Mảnh đất này không chỉ sinh mạng của vô số người đã ngã xuống mà còn là bãi thử nghiệm cho các loại vũ khí mới của Nga. Ảnh: TASS
Theo báo cáo mới nhất từ trang tin Hy Lạp Pentapostagma, quân đội Ukraine hiện đang hoàn toàn bất lực trước một siêu vũ khí thông thường của Nga – bom lượn có hiệu chỉnh chính xác. Loại bom này như một quân bài chủ chốt trong tay Nga, khiến 32 quốc gia NATO rơi vào tình trạng báo động cao, buộc phải công bố một kế hoạch chung nhằm tìm ra biện pháp đối phó với loại vũ khí chết chóc này của Nga. Ảnh: Defense News
Theo báo cáo mới nhất từ trang tin Hy Lạp Pentapostagma, quân đội Ukraine hiện đang hoàn toàn bất lực trước một siêu vũ khí thông thường của Nga – bom lượn có hiệu chỉnh chính xác. Loại bom này như một quân bài chủ chốt trong tay Nga, khiến 32 quốc gia NATO rơi vào tình trạng báo động cao, buộc phải công bố một kế hoạch chung nhằm tìm ra biện pháp đối phó với loại vũ khí chết chóc này của Nga. Ảnh: Defense News
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga, Sergey Chemezov, từng tự hào tuyên bố rằng công nghệ lượn và hiệu chỉnh đa năng có thể nâng cấp bom rơi tự do thông thường thành đạn dược dẫn đường chính xác cao, qua đó nâng cao đáng kể hiệu quả tấn công. Ảnh: Rian
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga, Sergey Chemezov, từng tự hào tuyên bố rằng công nghệ lượn và hiệu chỉnh đa năng có thể nâng cấp bom rơi tự do thông thường thành đạn dược dẫn đường chính xác cao, qua đó nâng cao đáng kể hiệu quả tấn công. Ảnh: Rian
Công nghệ này đang được tích hợp vào các quả bom mà tiêm kích bom Su-34 của Nga sử dụng, và gần như mỗi ngày, nó đều phát huy sức mạnh khủng khiếp trên chiến trường. Hàng loạt mục tiêu quân sự của Ukraine liên tiếp bị phá hủy, trong khi Kiev vẫn hoàn toàn bất lực trước loại vũ khí này. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Công nghệ này đang được tích hợp vào các quả bom mà tiêm kích bom Su-34 của Nga sử dụng, và gần như mỗi ngày, nó đều phát huy sức mạnh khủng khiếp trên chiến trường. Hàng loạt mục tiêu quân sự của Ukraine liên tiếp bị phá hủy, trong khi Kiev vẫn hoàn toàn bất lực trước loại vũ khí này. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Đặc biệt, bom hàng không FAB-3000, với trọng lượng lên tới 3 tấn, sau khi được trang bị công nghệ lượn và hiệu chỉnh mới, đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với quân đội Ukraine. Những quả bom này như “thiên lôi giáng xuống”, đánh trúng mục tiêu một cách chính xác tuyệt đối, biến các trận địa phòng không của Ukraine thành địa ngục trần gian. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Đặc biệt, bom hàng không FAB-3000, với trọng lượng lên tới 3 tấn, sau khi được trang bị công nghệ lượn và hiệu chỉnh mới, đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với quân đội Ukraine. Những quả bom này như “thiên lôi giáng xuống”, đánh trúng mục tiêu một cách chính xác tuyệt đối, biến các trận địa phòng không của Ukraine thành địa ngục trần gian. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Để đối phó với mối đe dọa này, 32 quốc gia thành viên NATO đã đồng loạt tuyên bố sẽ hợp tác tìm kiếm hệ thống chống lại bom lượn của Nga. Họ bắt đầu xem xét việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác để phát triển giải pháp đối phó hiệu quả. Ảnh: Russian MoD
Để đối phó với mối đe dọa này, 32 quốc gia thành viên NATO đã đồng loạt tuyên bố sẽ hợp tác tìm kiếm hệ thống chống lại bom lượn của Nga. Họ bắt đầu xem xét việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác để phát triển giải pháp đối phó hiệu quả. Ảnh: Russian MoD
Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Bom lượn của Nga có khả năng chống nhiễu rất mạnh, khiến việc tìm ra phương án ngăn chặn hiệu quả trên chiến trường không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Bom lượn của Nga có khả năng chống nhiễu rất mạnh, khiến việc tìm ra phương án ngăn chặn hiệu quả trên chiến trường không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Ảnh: Sohu
Điều đáng lo ngại hơn nữa là bom lượn chỉ là một trong những công nghệ mới mà Nga phát triển trong xung đột Nga-Ukraine. Theo hãng tin Sputnik, kể từ khi chiến sự bùng nổ, các nhóm học giả quân sự, doanh nghiệp và viện thiết kế của Nga đã liên tục đến tiền tuyến, thực hiện hơn 400 cuộc thử nghiệm kỹ thuật quân sự trong điều kiện chiến đấu thực tế, nhằm kiểm tra hàng loạt vũ khí mới. Ảnh: Reuters
Điều đáng lo ngại hơn nữa là bom lượn chỉ là một trong những công nghệ mới mà Nga phát triển trong xung đột Nga-Ukraine. Theo hãng tin Sputnik, kể từ khi chiến sự bùng nổ, các nhóm học giả quân sự, doanh nghiệp và viện thiết kế của Nga đã liên tục đến tiền tuyến, thực hiện hơn 400 cuộc thử nghiệm kỹ thuật quân sự trong điều kiện chiến đấu thực tế, nhằm kiểm tra hàng loạt vũ khí mới. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, quân đội Nga cũng đã tiến hành nâng cấp hơn 190 loại vũ khí, khắc phục nhiều điểm yếu bị lộ ra trong chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ngoài ra, quân đội Nga cũng đã tiến hành nâng cấp hơn 190 loại vũ khí, khắc phục nhiều điểm yếu bị lộ ra trong chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Với số lượng công nghệ quân sự mới của Nga ngày càng gia tăng, liệu NATO có thể ứng phó kịp? Câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ. Ngọn lửa chiến tranh ở Ukraine vẫn chưa tắt, nhưng những đổi mới công nghệ quân sự do cuộc xung đột này mang lại đã và đang tạo ra tác động sâu rộng trên toàn cầu. Ảnh: Bloomberg
Với số lượng công nghệ quân sự mới của Nga ngày càng gia tăng, liệu NATO có thể ứng phó kịp? Câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ. Ngọn lửa chiến tranh ở Ukraine vẫn chưa tắt, nhưng những đổi mới công nghệ quân sự do cuộc xung đột này mang lại đã và đang tạo ra tác động sâu rộng trên toàn cầu. Ảnh: Bloomberg

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status