"Bốc hơi” 245 tỉ đồng: Eximbank khẳng định không trốn tránh trách nhiệm

Eximbank vừa có văn bản gửi toàn bộ nhân viên về việc khách hàng Chu Thị Bình mất hàng trăm tỉ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng này, đồng thời khẳng định quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu.

Tại văn bản này, Ban lãnh đạo Eximbank thông tin đến toàn thể cán bộ - công nhân viên (CB-CNV) ngân hàng chi tiết vụ việc nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM Lê Nguyễn Hưng lập giấy tờ giả chiếm đoạt hơn 245 tỉ tiền tiết kiệm của bà Chu Thị Bình.
Theo đó, cuối tháng 2-2017, khi đến hạn tất toán các sổ tiết kiệm, bà Chu Thị Bình có khiếu nại Eximbank số dư trên sổ tiết kiệm không trùng khớp với số dư trên bản gốc các sổ tiết kiệm. Toàn bộ các giao dịch với khách hàng Chu Thị Bình từ trước cho đến khi phát hiện vụ việc đều do ông Lê Nguyễn Hưng trực tiếp theo dõi, liên hệ khách hàng cũng như phê duyệt trên chứng từ giấy và trên hệ thống Korebank của Eximbank.
Ảnh minh hoạ: Khách hàng giao dịch tại NH Eximbank.
 Ảnh minh hoạ: Khách hàng giao dịch tại NH Eximbank.
Khi phát hiện vụ việc trên, ngày 6-3-2017, Eximbank đã chủ động gửi đơn tố giác hành vi có dấu hiệu tội phạm của ông Lê Nguyễn Hưng đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C44), đề nghị C44 xem xét làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Tiếp đó, Eximbank cũng có 2 văn bản gửi C44 để xin ý kiến về việc giải quyết các yêu cầu rút tiền của bà Chu Thị Bình và một số khách hàng liên quan.
Đến ngày 12-6-2017, C44 có thông báo gửi Eximbank với nội dung: chữ ký của bà Chu Thị Bình trên các chứng từ liên quan đến việc rút tiền là thật.
Ngày 30-8-2017, Eximbank tiếp tục gửi văn bản cho C44 đề nghị sớm khởi tố vụ án, điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật. Đến ngày 16-11-2017, Eximbank lại gửi văn bản đề nghị C44 đẩy nhanh tiến độ điều tra để ngân hàng sớm có cơ sở giải quyết yêu cầu của bà Chu Thị Bình.
Ngày 2-2-2018, Eximbank nhận được Thông báo số 13/C44B- P5 của C44 về việc thông báo kết quả điều tra.
Ngoài ra, từ tháng 3-2017 đến ngày 22-2-2018, Eximbank còn gửi 3 văn bản báo cáo vụ việc lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 23-2-2018, Eximbank có văn bản trả lời về xử lý khiếu nại gửi bà Chu Thị Bình.
Eximbank cho rằng ngân hàng hoạt động là dựa trên uy tín. Do đó, quan điểm chung của ban lãnh đạo Eximbank là trong mọi trường hợp, quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn luôn được bảo vệ và bảo đảm. Theo đó, Eximbank sẽ thực hiện nhiều biện pháp để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Nội dung văn bản mà lãnh đạo Eximbank gửi đến CB-CNV cũng thể hiện vụ việc xảy ra từ năm 2014 và kéo dài nhiều năm với nhiều tình tiết phức tạp chưa được làm rõ. Theo văn bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra, trong các chứng từ liên quan đến các giao dịch của bà Bình có những chứng từ do bà ký và có cả những chứng từ không do bà ký. Do vụ việc phức tạp và nằm ngoài tầm xử lý nội bộ nên ban lãnh đạo Eximbank đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an điều tra toàn diện vụ việc, xử lý các sai phạm theo quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Văn bản của lãnh đạo Eximbank cũng đề cập việc bà Chu Thị Bình dựa trên thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra yêu cầu ngân hàng trả tiền theo số tiết kiệm. Tuy nhiên, thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa phải là ràng buộc pháp lý về quyền lợi và trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật nên ban lãnh đạo Eximbank không thể giải quyết vụ việc mà chỉ dựa trên kết luận này, hai bên cần sớm phối hợp đưa vụ việc ra tòa theo đúng trình tự tố tụng.
Hơn nữa, do Eximbank là tổ chức niêm yết nên các quy trình xử lý phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, Eximbank mới có câu trả lời thỏa đáng với các cổ đông.
Theo Phó tổng giám đốc Eximbank Trần Tấn Lộc, ban lãnh đạo Eximbank muốn khẳng định rằng quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Ngân hàng đang tích cực phối hợp với khách hàng gửi tiền và các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến trình xử lý vụ việc theo quy định pháp luật. Eximbank sẽ tuân thủ theo phán quyết có hiệu lực pháp lý của tòa án.
"Là ngân hàng có trách nhiệm xã hội, chúng tôi tuân thủ pháp luật và công lý của Việt Nam để bảo vệ lợi ích của khách hàng, nhân viên và cổ đông"- ông Yutaka Moriwaki (Nhật Bản), thành viên HĐQT Eximbank, khẳng định.

PGĐ Eximbank chi nhánh TPHCM chiếm 245 tỉ của khách rồi biến mất

 Ngày 22/2, HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã họp thống nhất hoàn trả khoảng 245 tỉ đồng cho khách hàng C.T.B đã gửi tiết kiệm tại đây.

Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết trước đó ông Lê Nguyên Hưng - nguyên phó giám đốc Eximbank Chi nhánh TP HCM - đã tranh thủ sự tin tưởng của bà C.T.B (một khách hàng thân thiết của Eximbank) ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, cùng nhân viên của Eximbank đến nhà riêng của bà B. để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi của bà B.

Khách mất 245 tỷ ở Eximbank, NHNN yêu cầu siết chặt giao dịch

(Kiến Thức) - Sau vụ việc Nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh TPHCM lừa đảo chiếm đoạt 245 tỷ đồng của khách hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam yêu cầu các TCTD tăng cường đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi.

Ngay sau khi vụ việc nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Eximbank TP.HCM Lê Nguyễn Hưng lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút  245 tỷ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH gửi các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai, thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD
Sau vụ việc Nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh TPHCM lừa đảo chiếm đoạt 245 tỷ đồng của khách hàng, NHNN yêu cầu các TCTD tăng cường đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi.Ảnh minh họa.
Sau vụ việc Nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh TPHCM lừa đảo chiếm đoạt 245 tỷ đồng của khách hàng, NHNN yêu cầu các TCTD tăng cường đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi.Ảnh minh họa.  

Văn bản nêu rõ, để đảm bảo an toàn trong giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD, NHNN yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính và các chỉ đạo của NHNN liên quan đến giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, an toàn, bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các quy định về quy trình, thủ tục, địa điểm giao dịch.

Các TCTD rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ đảm bảo ban hành đầy đủ các quy định nội bộ theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.

Cùng với đó, các TCTD phổ biến, quán triệt, triển khai tới tất cả các đơn vị của TCTD, các cán bộ nghiệp vụ để thống nhất thực hiện, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ, nhân viên của TCTD;

Đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng; xem xét áp dụng biện pháp xác thực các giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với TCTD. Thực hiện tốt công tác truyền thông để khách hàng nắm, tuân thủ các quy định, quy trình, bảo mật thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch tại TCTD đúng quy định.

Ngoài ra, các TCTD phải tăng cường công tác tự kiểm tra (nhất là kiểm tra chéo), kiểm soát, luân chuyển cán bộ làm công tác giao dịch về tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ của TCTD;

Kịp thời báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khi xảy ra các vụ việc sai phạm, các vi phạm quy định của pháp luật; đồng thời triển khai các biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trước đó (ngày 22/2), trao đổi với báo chí về vụ phó giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM lập giấy tờ giả chiếm đoạt hơn 245 tỉ đồng tiền tiết kiệm của khách hàng. ông Lê Văn Quyết - thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho biết vụ việc bắt đầu từ năm 2014, đến năm 2017 mới bị phát giác. Khi phát hiện vụ việc, ngay lập tức Ngân hàng Eximbank đã chủ động làm đơn tố cáo ông Hưng và gửi lên cơ quan điều tra.

Chia sẻ về quan điểm ngân hàng về vụ việc này, ông Quyết cho rằng, vụ việc ông Hưng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng là đã quá rõ và hiện ông Hưng đã trốn ra nước ngoài từ cuối năm 2016.

"Chúng tôi rất muốn cả ba bên gồm cơ quan điều tra, Eximbank và khách hàng hợp tác với nhau để khẩn trương đưa vụ việc qua tòa để sớm có phán quyết. Nếu tòa án khẳng định Ngân hàng Eximbank phải có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số tiền đã bị mất cho khách hàng thì chúng tôi sẽ lập tức trả ngay” - ông Quyết nhấn mạnh.