Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm việc thổi giá test xét nghiệm cúm A

Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ, rao bán trên mạng trái phép thuốc, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch cúm mùa để trục lợi...

Ngày 5/8/2022, Bộ Y tế có công văn số 4216/BYT-TB-CT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa. Bộ Y tế cho biết, Bộ đã có văn bản yêu cầu sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, trong đó chú trọng đến phòng chống dịch cúm mùa, dịch COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một bộ phận người dân không đến các cơ sở y tế để khám bệnh mà tự mua và sử dụng sinh phẩm chẩn đoán để xét nghiệm và tự mua thuốc điều trị cúm mùa dẫn đến có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý, kể cả việc rao bán trên mạng xã hội.
Bo Y te yeu cau xu ly nghiem viec thoi gia test xet nghiem cum A
Trên mạng xã hội kit test cúm A được bán rầm rộ. Ảnh chụp màn hình. 
Để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế trên địa bàn chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm cúm mùa, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa.
Đảm bảo giữ ổn định giá thuốc điều trị, các trang thiết bị y tế xét nghiệm, phòng chống dịch cúm mùa, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.
Thực hiện kê khai giá, niêm yết giá thuốc điều trị, trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm thuốc, trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa bất hợp lý.
Kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ, rao bán trên mạng trái phép thuốc, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch cúm mùa để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường để khám bệnh, xét nghiệm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
>>> Xem thêm video: Tình tiết vô lý vụ chặt chân tay, trục lợi 3,5 tỷ tiền bảo hiểm

Nguồn: ANTV.

Đủ kiểu trục lợi từ kit test Việt Á

Hợp thực hóa hồ sơ, nâng khống giá, biến tài trợ thành hàng mua, chẻ nhỏ gói thầu... là những 'chiêu bài' của cán bộ y tế để trục lợi từ kit test.

Hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu – nhận “hoa hồng”

Ngày 10/6, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại CDC Hà Nội. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Trương Quang Việt - Giám đốc CDC Hà Nội và một người là kế toán trưởng CDC Hà Nội.

Theo cơ quan điều tra, năm 2020, do tình hình cấp bách của dịch Covid-19, một số cơ sở, bệnh viện y tế công lập trên địa bàn Hà Nội thực hiện mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).

Du kieu truc loi tu kit test Viet A

Ông Trương Quang Việt , Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt vì liên quan đến Việt Á. Ảnh: Thành Nam.

Quá trình thực hiện, một số cá nhân được giao nhiệm vụ đã móc nối, thông đồng với nhân viên Công ty Việt Á để vay hàng, sử dụng trước rồi hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu sau. Các nghi phạm còn đưa các thông số, kỹ thuật tính năng sản phẩm kit test của Công ty Việt Á vào hồ sơ mời thầu.

Việc làm này đã giúp cho Công ty Việt Á là đơn vị duy nhất dự thầu và được trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Sau khi trúng thầu, Công ty Việt Á trích lại % giá trị hàng hóa để chi “hoa hồng” cho các đơn vị.

Tại CDC Hà Nội, các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu trong quá trình mua sắm trang thiết bị vật tư y tế của Công ty Việt Á đã gây thiệt hại cho ngân sách hơn 9 tỷ đồng. Sau khi được thanh toán tiền 2 gói thầu, Công ty Việt Á đã chuyển lại cho kế toán trưởng của CDC Hà Nội số tiền ngoài hợp đồng hơn 1 tỷ đồng.

‘Bắt tay’ để nâng khống giá kit test

Tại Hải Dương, kết quả điều tra ban đầu cho thấy, để có tiền trích % cho Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương), Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Việt Á) đã nâng khống giá đầu vào chi phí sản xuất sản phẩm vật tư, thiết bị của Công ty Việt Á.

Du kieu truc loi tu kit test Viet A-Hinh-2

Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương Phạm Duy Tuyến

Công ty Việt Á đã lại quả cho Phạm Duy Tuyến 27 tỷ đồng. Đây là số tiền được trích % trên tổng giá trị theo 5 hợp đồng.

Tại Phú Thọ, theo kết quả điều tra, sau khi bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán SARS-COV-2, Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh thống nhất giao Trần Gia Phú (Trưởng đơn vị vi sinh, Phó Giám đốc trung tâm xét nghiệm thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ), báo cáo số lượng kit test Covid-19 để bệnh viện báo cáo đề nghị Sở Y tế mua phục vụ công tác chống dịch.

Du kieu truc loi tu kit test Viet A-Hinh-3

Trần Gia Phú - Trưởng đơn vị vi sinh, Phó Giám đốc trung tâm xét nghiệm thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Bộ Công an.

Lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao, biết rõ thời điểm đó chỉ có Công ty Việt Á (có địa chỉ tại phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) là đơn vị duy nhất được cung cấp, bán kit test Covid-19 trong cả nước nên Phú tự ý thoả thuận, thống nhất và được Công ty Việt Á đồng ý “nâng giá” so với giá bán thực tế trong quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán kit test với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.

Việc làm của bị can Phú nhằm mục đích vụ lợi cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.

Chuyển mẫu gộp thành mẫu đơn, biến tài trợ thành hàng mua

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Đà Nẵng) và 2 thuộc cấp về hành vi "Tham ô tài sản".

Du kieu truc loi tu kit test Viet A-Hinh-4

Giám đốc CDC Đà Nẵng Tôn Thất Thạnh. Ảnh: Hồ Giáp.

Kết quả điều tra ban đầu, Công an TP Đà Nẵng xác định từ năm 2020 - 2021, ông Thạnh cùng các đồng phạm đã móc nối với Công ty Việt Á nhằm mục đích tham ô số vật tư xét nghiệm Covid-19 đã được TP Đà Nẵng mua để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Theo đó, ông Thạnh đã chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Lê Thị Kim Chi làm giả sổ sách, chứng từ để nâng khống, chuyển hóa hàng chục ngàn mẫu gộp xét nghiệm Covid-19 thành mẫu đơn, đồng thời biến hàng chục ngàn bộ kit được tài trợ thành bộ kit mua của Công ty Việt Á.

Số vật tư dôi dư sau khi “phù phép”, ông Thạnh cùng các đồng phạm đã chuyển lại cho Công ty Việt Á để chiếm đoạt số tiền với giá trị thỏa thuận. Theo xác định ban đầu của cơ quan điều tra, giá trị tài sản bị chiếm đoạt trị giá hơn 4 tỉ đồng.

Chẻ nhỏ gói thầu

Thanh tra tỉnh này vừa phát hiện Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) đã chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.

Trong 2 năm 2020 - 2021, Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa không xây dựng kế hoạch mua sắm cho từng tháng, quý, năm theo nhu cầu phòng, chống dịch mà việc mua sắm được thực hiện bị động, nhỏ lẻ theo từng lần đề xuất của các khoa, phòng.

Du kieu truc loi tu kit test Viet A-Hinh-5

Trung tâm y tế huyện Tư Nghĩa. Ảnh: L.T.

Trung tâm Y tế này không thực hiện theo quy trình mà lại chọn hình thức lấy 3 báo giá, bước này được thực hiện ở khâu xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, để vận dụng cho việc mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu. Việc làm này là chưa tuân thủ đúng quy trình mua sắm.

Cùng với đó, trong cùng thời điểm ngày 3/9/2021, chủng loại kit test xét nghiệm giống nhau, cùng một đơn vị cung cấp là Công ty TNHH Thương mại, trang thiết bị y tế Trung Lập với tổng số tiền 128 triệu đồng, nhưng Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa đã tách thành 2 gói thầu và thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn (38,4 triệu đồng và 89,6 triệu đồng) từ hai nguồn: thu dịch vụ của Trung tâm và từ nguồn ngân sách huyện Tư Nghĩa hỗ trợ.

Việc làm này đã vi phạm khoản 3, điều 9, Thông tư số 58 (nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định).

Diễn biến mới nhất về “Tịnh thất Bồng Lai“

Công an huyện Đức Hòa đã khám xét Tịnh thất Bồng Lai và thu giữ nhiều tài liệu. Tuy nhiên, không hề có cuốn "hồ sơ tình ái" như cộng đồng mạng đồn thổi.

Liên quan đến vụ án tại "Tịnh thất Bồng Lai", tại buổi họp báo thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022 của tỉnh Long An, hôm nay (14/1), nhiều cơ quan truyền thông đặt câu hỏi. Đại diện Công an tỉnh Long An cho biết, vụ việc vẫn đang được điều tra.

Găm hàng xăng dầu để trục lợi: Có chịu trách nhiệm hình sự?

Trường hợp hành vi "găm hàng" của cây xăng có đầy đủ các yếu tố cấu thành Tội Đầu cơ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá
Thời gian gần đây, một số địa phương phía Nam (Đồng Nai, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đắk Lắk…) có hiện tượng một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động hoặc bán ra nhỏ giọt, tìm nhiều lý do để trì hoãn mở cửa, bán với giá cao hơn, gây khó khăn và lo lắng cho người dân.